Về miền Tây Nam Bộ mà không ghé qua Tiền Giang để tham quan và thưởng thức những món ăn dân dã miệt vườn là điều thiệt thòi lớn. Cùng làm một tour “ bụi” về thăm xứ Gò Công xem sao.
< Nếu ai đã ghé qua Mỹ Tho mà chưa thưởng thức một tô hủ tiếu nơi đây thì xem như vẫn chưa đến chốn này.
Thưởng thức Hủ tiếu Mỹ Tho
Tiền Giang xưa nay nổi tiếng với nhiều loại ẩm thực phong phú, đặc sắc. Một trong các món ăn ngon của miền sông nước được nhiều người ưa chuộng là món hủ tiếu Mỹ Tho.
Nhiều người bảo rằng, sợi hủ tiếu ngon nhất phải là loại làm bằng gạo ngon ở Gò Cát, xã Mỹ Phong. Khi trụng bánh hủ tiếu mềm nhưng không bở, nên gọi là hủ tiếu dai. Hủ tiếu được trụng trong cái vợt cán tre, vẩy cho ráo nước, thêm ít mỡ hành rồi trộn đều. Cuối cùng là rưới lên một vá nước lèo, khoanh giò béo, vài lát thịt, tôm, mực… là đã có một tô hủ tiếu thật bắt mắt.
Vị ngon của tô hủ tiếu còn phụ thuộc vào cách pha chế nước lèo. Thông thường, nồi nước lèo ngon là do hầm chung với xương tủy heo, mực khô, hay củ cải, cà rốt... sóng sánh, ngọt thanh.
Chiêm ngưỡng cầu Rạch Miễu
Cầu Rạch Miễu, cây cầu dây văng đầu tiên 100% "made in Việt Nam", nối liền 2 tỉnh Tiền Giang (Mỹ Tho) và Bến Tre.
Đây là công trình do Việt Nam tự đầu tư, với thiết kế và tổng thầu là các công ty Việt Nam.
Cây cầu này sau khi hoàn thành đã giúp tỉnh Bến Tre thoát khỏi thế cô lập về giao thông bộ, thông suốt lộ trình về miền Tây… Ngày nay cầu Rạch Miễu được xem như một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi đến Tiền Giang.
Tham quan khu du lịch Thới Sơn
Với hệ sinh thái mang đậm nét đặc trưng của vùng sông nước Nam bộ, từ lâu, cù lao Thới Sơn luôn là điểm dừng chân không thể thiếu của du khách trong các tour về Tiền Giang.
Đến Thới Sơn du khách sẽ có điều kiện tham quan các ngành nghề truyền thống như làm kẹo dừa, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ… du lịch miệt vườn, lắng nghe đờn ca tài tử…
Thăm nhà lưu niệm "Ông già Nam bộ"
Những ai yêu mến nhà văn của Hương rừng Cà Mau – Sơn Nam sẽ không bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng “gia tài” còn sót lại của ông.
Với tâm nguyện muốn bảo tồn những kỷ vật, tác phẩm, tư liệu của người cha quá cố, con gái đầu của nhà văn Sơn Nam đã xây dựng Nhà lưu niệm cho ông tại ấp 4, xã Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang). Công trình hoàn thành đúng vào dịp giỗ đầu nhà văn Sơn Nam.
Thư giãn với cà phê võng
Cà phê võng là dịch vụ nghỉ chân quen thuộc, lý tưởng cho những người đi xe máy, đặc biệt là dân du lịch “bụi” về miền Tây.
Cà phê võng trên đường về miền Tây có một điểm chung là mát mẻ, tiện lợi, giá cả lại “mềm”. Đi một quãng đường xa, có những điểm dừng chân bình dân thế này thì còn gì bằng. Nếu buồn ngủ bạn hoàn toàn có thể “đánh” một giấc, nạp năng lượng cho cuộc hành trình kế tiếp.
Thăm chùa Vĩnh Tràng
Chùa Vĩnh Tràng, ngôi chùa thờ phật lớn nhất Tiền Giang, với lối kiến trúc độc đáo ĂngKor hoà quyện với kiến trúc Châu Âu trong một tổng thể hoàn chỉnh, Vĩnh Tràng thật sự mang lại cho du khách một cảm giác vừa cổ kính mà cũng rất hiện đại.
Du lịch, GO! - Theo Huyền Châu, BĐVN
Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012
Các điểm du lịch sinh thái ở ngoại thành Hà Nội
Khu vực ngoại thành Hà Nội có nhiều điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, phù hợp nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan của các gia đình, tập thể... trong những ngày cuối tuần. Trang Hà Nội giới thiệu một số địa điểm:
< Những rặng núi và đá quanh hồ ở Khu du lịch hồ Quan Sơn (huyện Mỹ Ðức).
Khu du lịch hồ Quan Sơn (huyện Mỹ Ðức): rộng 850 ha, nằm trên địa bàn năm xã của huyện Mỹ Ðức. Ðây là một quần thể hồ, núi, rừng cây rộng lớn. Du khách có thể cắm trại, đi bơi thuyền, câu cá, leo núi, tắm hồ... thăm các động Linh Sơn, Ngọc Long... Ở đây còn có nhiều ngôi chùa cổ như chùa Linh Sơn, chùa Cao, chùa Hàm Yến...
Vườn Quốc gia Ba Vì (huyện Ba Vì): Không khí quanh năm thoáng mát, trong lành. Trên đỉnh núi Ngọc Tản có đền Thượng, thờ thần núi Tản Viên, lưng chừng núi có đền Trung, dưới chân núi là đền Hạ. Từ đỉnh núi, du khách có thể ngắm nhìn cả vùng đồng bằng rộng lớn; sông Ðà uốn lượn quanh chân núi ở phía tây; hồ Suối Hai ở phía đông. Hiện có khoảng 200 biệt thự và khách sạn tại khu vực này.
Khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa (xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì): diện tích 150 ha, bao quanh là hồ nước rộng mênh mông, môi trường trong lành, khí hậu mát mẻ. Du khách đến đây có thể ngồi ngắm cảnh, câu cá trên các nhà nổi, hoặc thuê xuồng cao tốc để lướt ván, bơi thuyền trên hồ. Trong khu du lịch có ba bể bơi và nhiều trò chơi cho trẻ em...
Khu du lịch sinh thái Ao Vua (xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì): có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu trong lành cùng nhiều suối, thác đẹp, bên cạnh những công trình nhân tạo như khu vui chơi giải trí với bể bơi, cầu trượt, vườn chim thú hoang dã, vườn tượng... phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, thư giãn của du khách. Khu du lịch có khoảng 105 phòng nghỉ, hai nhà sàn, hội trường 300 chỗ...
Khu du lịch sinh thái Thác Ða (xã Vân Hòa, huyện Ba Vì): diện tích 100 ha, nằm ở độ cao 1.281 m, không khí trong lành. Có hệ thống nhà sàn với 60 phòng tiện nghi. Nhà hàng có sức chứa 1.000 thực khách với các món ăn dân tộc. Nhiều dịch vụ giải trí như ten-nít, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, leo núi, câu cá, cắm trại, hồ bơi tạo sóng...
Khu du lịch sinh thái Cọ Xanh (xã Nam Hồng, huyện Ðông Anh): diện tích gần 10 ha bao gồm hai hồ câu lớn với khoảng 40 chòi câu. Hệ thống nhà hàng, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí được trang bị đầy đủ cho cả người lớn lẫn trẻ em.
Ngoài ra còn có các khu du lịch sinh thái Ðầm Long (xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì), Tào Thị (phường Linh Ðàm, quận Hoàng Mai), Khoang Xanh - Suối Tiên (tại xã Vân Hòa, huyện Ba Vì)
Du lịch, GO! - Theo Nhan Dan, ảnh internet
< Những rặng núi và đá quanh hồ ở Khu du lịch hồ Quan Sơn (huyện Mỹ Ðức).
Khu du lịch hồ Quan Sơn (huyện Mỹ Ðức): rộng 850 ha, nằm trên địa bàn năm xã của huyện Mỹ Ðức. Ðây là một quần thể hồ, núi, rừng cây rộng lớn. Du khách có thể cắm trại, đi bơi thuyền, câu cá, leo núi, tắm hồ... thăm các động Linh Sơn, Ngọc Long... Ở đây còn có nhiều ngôi chùa cổ như chùa Linh Sơn, chùa Cao, chùa Hàm Yến...
Vườn Quốc gia Ba Vì (huyện Ba Vì): Không khí quanh năm thoáng mát, trong lành. Trên đỉnh núi Ngọc Tản có đền Thượng, thờ thần núi Tản Viên, lưng chừng núi có đền Trung, dưới chân núi là đền Hạ. Từ đỉnh núi, du khách có thể ngắm nhìn cả vùng đồng bằng rộng lớn; sông Ðà uốn lượn quanh chân núi ở phía tây; hồ Suối Hai ở phía đông. Hiện có khoảng 200 biệt thự và khách sạn tại khu vực này.
Khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa (xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì): diện tích 150 ha, bao quanh là hồ nước rộng mênh mông, môi trường trong lành, khí hậu mát mẻ. Du khách đến đây có thể ngồi ngắm cảnh, câu cá trên các nhà nổi, hoặc thuê xuồng cao tốc để lướt ván, bơi thuyền trên hồ. Trong khu du lịch có ba bể bơi và nhiều trò chơi cho trẻ em...
Khu du lịch sinh thái Ao Vua (xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì): có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu trong lành cùng nhiều suối, thác đẹp, bên cạnh những công trình nhân tạo như khu vui chơi giải trí với bể bơi, cầu trượt, vườn chim thú hoang dã, vườn tượng... phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, thư giãn của du khách. Khu du lịch có khoảng 105 phòng nghỉ, hai nhà sàn, hội trường 300 chỗ...
Khu du lịch sinh thái Thác Ða (xã Vân Hòa, huyện Ba Vì): diện tích 100 ha, nằm ở độ cao 1.281 m, không khí trong lành. Có hệ thống nhà sàn với 60 phòng tiện nghi. Nhà hàng có sức chứa 1.000 thực khách với các món ăn dân tộc. Nhiều dịch vụ giải trí như ten-nít, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, leo núi, câu cá, cắm trại, hồ bơi tạo sóng...
Khu du lịch sinh thái Cọ Xanh (xã Nam Hồng, huyện Ðông Anh): diện tích gần 10 ha bao gồm hai hồ câu lớn với khoảng 40 chòi câu. Hệ thống nhà hàng, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí được trang bị đầy đủ cho cả người lớn lẫn trẻ em.
Ngoài ra còn có các khu du lịch sinh thái Ðầm Long (xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì), Tào Thị (phường Linh Ðàm, quận Hoàng Mai), Khoang Xanh - Suối Tiên (tại xã Vân Hòa, huyện Ba Vì)
Du lịch, GO! - Theo Nhan Dan, ảnh internet
Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012
Xa gần Nam Giang
1. Chả hiểu các ông nghệ sĩ bạn tôi mồm miệng ra sao mà thuyết phục được bà chủ Khách sạn Faifo tổ chức một chuyến đi chơi Nam Giang. Nhớ ông bạn già là tôi, hết ông này tới ông kia gọi điện thoại rủ đi khiến chiếc di động cũ kỹ của tôi nóng ran.
Khi tôi đến sân vườn khách sạn thì đã thấy dăm bảy ông vài ba cô đang quây quần bên hai chiếc bàn ghép lại. Các tay máy Hồ Xuân Bổn, Lê Hải, họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ, hai nhạc sĩ Nguyễn Đức và Quang Trung, nhà biên kịch Đỗ Tài, nhà thơ Phùng Tấn Đông, nhà báo Lê Anh Dũng, kỹ sư Lê Cảnh Hưng, kỹ sư Phạm Phước. Vài ba cô có vẻ đang nổi đình nổi đám quả thật xinh đẹp nhưng tôi không quen và cũng chẳng có ý định làm quen.
< Nhà Gươl của huyện Nam Giang.
Tôi già rồi, dẫu trái tim vẫn loạn nhịp khi mắt nhìn thấy một gương mặt xinh xắn, một làn môi gợi cảm, một dáng điệu thướt tha thì thời gian vẫn đưa cái barie ra, giữ một khoảng cách, ngăn không cho mình vượt quá giới hạn. Hỏi sao chưa đi thì bảo đang chờ “nhân vật chính” - là bà chủ khách sạn. Tranh thủ gọi một ly cà-phê, liếc mắt nhìn bức tường nước đang róc rách và hai cây lộc vừng với những dây đầy trái. Hoa lộc vừng bên hồ Gươm đẹp, ở bất kỳ đâu cũng đẹp. Những dây hoa ấy kết trái – những trái lộc vừng tròn tròn phơn phớt xanh rủ xuống tận đất, đẹp một cách khác thường.
“Nhân vật chính” xuất hiện, tươi tắn với chiếc sơ -mi màu tím Huế. Tôi vốn không biết đoán tuổi phụ nữ. Chợt nhớ lần nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu muốn biết tuổi cô bạn của tôi, vòng vo can chi mười hai con giáp hỏi cô ơi cô cầm tinh con gì! Tôi ước thiếu phụ tuổi ngoài bốn mươi, cái tuổi đối với người đàn bà như trái cây chín ửng trên cành, đằm thắm và ngọt ngào! Nụ cười của thiếu phụ tuyệt đẹp, làm sáng gương mặt của cô, làm lòng người đối diện với cô cười theo. Nhưng đuôi mắt người đẹp thì đã có nếp nhăn. Chợt nhớ câu thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh “Mỗi mùa thu hoa cúc vàng như trước/ Chỉ em là khác với em xưa”. Ừ, thì màu áo vẫn một màu tím Huế…
Xe rẽ vào quốc lộ 14B. Đường nhựa phẳng lì và sạch bóng, sạch tới mức tưởng như vừa quét. Thoáng cái đã tới Hà Nha - “Nước sông con đổ về sông cái/Anh trai Thu Bồn em gái Hà Nha/ Chiều nay hò hẹn đôi ta/ Mít non gởi xuống cá chuồn gởi lên”. Câu ca gợi một cảm giác xa xăm, thế mà xe mới rời Đà Nẵng đâu chừng hai chục phút! Phía bên trái hướng xe chạy rừng cây xanh ngút mắt. Phía bên phải thấp thoáng một dòng sông - là sông Đăk Mi, sông Cái, sông Pờ Rằng đọc trại thành Giằng, sông Bung, hay sông Vu Gia? Hình như suốt chiều dài hơn hai trăm cây số, tên gì thì con sông ấy vẫn là nó, nuôi những bờ bãi, bồng bềnh những con thuyền trong ký ức, để về dưới này thì tách ra một dòng sông Yên đổ về Cầu Đỏ, một dòng hội lưu với Thu Bồn. Vậy là chúng tôi đang đi ngược dòng sông…
2. Bí thư Huyện ủy Chờ Rơm Nhiên đón chúng tôi, “Hôm nay chủ nhật, ngày nghỉ, mình giới thiệu với các anh thắng cảnh thác Grăng của huyện Nam Giang mình”. Không ai trong chúng ta không tự hào về quê hương. Nhưng không ai nói về một thắng cảnh của quê hương mình trìu mến như Bí thư Nhiên. Được biết ông Bí thư đã từng làm Chủ tịch huyện. Theo như quan sát của tôi, những người như thế thường quyết đoán, xử lý công việc nhanh và chính xác.
Thác Grăng, tiếng Cơtu nghĩa là “thác cá chiên”. Ông Bí thư bảo ngày xưa cái vũng dưới chân thác cơ man là cá chiên, có con tới bốn chục ký, vàng ươm. Còn cá chình suối, cá lăng- chục người ăn may hết nửa con! Tôi hỏi đó là ngày xưa, còn ngày nay thì sao? Một thoáng buồn trên mắt, bảo ngày nay không bằng ngày xưa! Ờ, sao ngày càng có nhiều cái không bằng ngày xưa thế không biết! Lại hỏi ông Bí thư gần cơ quan Huyện ủy có buôn làng nào còn nguyên vẹn không. Lại một thoáng buồn, bảo “134” hết rồi mà! “134” bảo phải “bốn bền vững” thế là nền vững, vách vững, cột vững, mái vững, thế là bê-tông và mái tôn! Câu chuyện giữa tôi và ông Bí thư là một câu chuyện buồn. Thật may ai đó đang kể một chuyện tiếu lâm, gây nên một trận cười bể rừng bể núi…
Xe tới gần chân thác. Con đường bậc thang len giữa rừng rậm đã xây tới tầng thác dưới cùng. Đôi chân đã mỏi đường đời không cho phép tôi đi theo anh em. Thoáng nghe bà chủ khách sạn nói với ông Bí thư chỉ nên làm con đường bê-tông tới thác dưới cùng thôi, còn từ đó nên căng dây để du khách bám vào leo lên mới thú vị. Mà sao không lát đá, gì chứ đá đâu có thiếu mà láng xi-măng? Chà, thưa bà chủ khách sạn lãng mạn, bà muốn nói gì tùy bà, nhưng cứ cái đà này không chừng những người thợ xây dựng còn bê-tông hóa cả rừng! Con người luôn khát khao những thứ mình chưa có, không có. Những mục tiêu, dù tốt đẹp, dù hướng thiện không phải lúc nào cũng trùng khớp với nhau. Ông trưởng phòng văn hóa yêu cầu bảo tồn. Nhưng yêu cầu của ông chỉ là lời nói, là văn bản. Còn đằng sau “134” là tiền, là xi-măng, là gạch, là tôn!..
Tôi ngồi lại dưới chân thác, lắng nghe tiếng chảy róc rách của nước len qua những tảng đá, những bụi rễ cây. Thời gian hòa vào tiếng róc rách của nước, tiếng rì rầm của cây, tiếng thở dài của gió. Mười một giờ, mười hai giờ, rồi một giờ trưa, vẫn không thấy bóng dáng người đi xuống. Tôi bấm điện thoại, từ chiếc loa vang lên tiếng thác nước ầm ào, tiếng cười ré. Bụng đói - “Đuổi mười con trâu đực không cực bằng chực một bữa cơm”! Tôi đoán phải có gì đặc biệt lắm mới khiến người ta quên cả ăn cơm. Tôi đoán phải có gì quyến rũ lắm mới giữ chân khách phương xa ở lại.
Lê Hải học và làm việc ở Nga tám năm, sang Mỹ bảy năm. Trong kho ảnh đồ sộ của Lê Hải không thiếu những bức ảnh đẹp. Mới rồi triển lãm ảnh về các di sản văn hóa thế giới, tuyển chọn còn hơn thi đại học, vậy mà Hải có mặt với hai tác phẩm. Hồ Xuân Bổn thành danh với bức “Ôm cả trời mây”, gót chân giang hồ in khắp mọi miền đất nước. Phùng Tấn Đông sáng nay xe máy từ Hội An ra, Nguyễn Thượng Hỷ từ Tam Kỳ về từ đêm hôm trước.
Đỗ Tài đang làm tượng cụ Huỳnh ở Thăng Bình bắt xe đò trực chỉ Đà Nẵng. Lê Cảnh Hưng, kỹ sư hải dương học một thời lênh đênh biển Bắc mơ màng những nàng mắt xanh tóc vàng. Phạm Phước, trước khi “gác kiếm” là Phó Giám đốc Sở Khoa học-Công nghệ Quảng Nam, khoe không thiếu xó xỉnh nào của đất Quảng mà Phước chưa từng biết, ngay từ thời chiến tranh đã đóng quân ở Hòn Kẽm. Đại tá Lê Anh Dũng ăn lương nhà báo ca ngợi cái đẹp bằng những vần thơ. Và hai ông nhạc sĩ luôn tôn thờ cái đẹp của giai điệu, của ca từ…
Khi những cặp mắt đã từng no nê với phong cảnh đẹp ấy vừa nhìn thấy tôi ngồi đợi dưới tán lá cây rừng thì những cái miệng tranh nhau hét. “Tuyệt vời!”, “Đẹp hãi hùng”! “ Đáng một chuyến đi”!... Tôi cười, gì chứ các ông văn nghệ sĩ hứng lên thì một tấc đến giời! Tôi đưa mắt nhìn Phạm Phước. Cái ông nhìn đâu, nhìn cái gì cũng ra quy trình công nghệ này thì tôi có thể tin. Phước gật gù “Đẹp thật ông ạ”! Rồi như để chứng minh, mọi người tranh nhau đưa máy cho tôi xem.
Trong từng chiếc máy ảnh, thác Grăng hiện lên. Không dàn dựng, không dụng công bố cục, chỉ là những bức ảnh của một người đi chơi bình thường. Thác Grăng hùng vĩ trong máy Hồ Xuân Bổn, nguyên sơ trong máy Lê Hải, thủy mặc trong máy Nguyễn Thượng Hỷ. Nước và đá, nước và rừng cây rậm rạp. Ánh sáng và bóng tối. Rừng cây vách đá và thứ ánh sáng mờ mờ tạo cho thác nước một vẻ huyền ảo. Nếu chỉ là thác, Grăng không chắc đẹp hơn những ngọn thác tôi đã nhìn đã ngắm. Nhưng trong cái hoang sơ của rừng, Grăng bí ẩn một cõi riêng tư. Tôi đã từng đặt chân tới những vùng đất khác nhau, cả trong nước và ngoài nước, ngắm nhìn những ngọn thác, mỗi thác một vẻ đẹp. Nhưng bây giờ tôi tiếc. Chao ôi tôi tiếc thời gian đã qua, tôi tiếc bao nhiêu năm của tuổi trẻ tôi đã không lên thác Grăng…
3. Chúng tôi quây quần bên trong nhà hàng của Khách sạn Faifo 3. Ông Bí thư rót rượu tà vạt - rượu tà vạt nhậu với cá chình trộn rau răm. Rượu tà vạt nhẹ và thơm. Cá chình suối trộn rau răm sánh ngang hàng với bất cứ món nhậu danh tiếng nào. Cô giám đốc khách sạn mắt long lanh rót rượu, thì thầm “Say lên phòng nghỉ, phòng tiện nghi như ở Đà Nẵng!”. Ông Bí thư bảo chủ nhật, uống không say không về. Thì khi lên xe rời Đà Nẵng, Lê Hải tuyên bố tạm gác âu lo, tạm quên công việc mà! Nhưng rượu nhẹ thế này thì lúc nào mới say? Rượu và đàn bà, thứ này và thứ kia, cả hai cùng sóng sánh, cả hai đều có thể đổ quán xiêu đình! Phạm Phước bảo nhẹ vậy đẹp vậy chớ coi chừng say lúc nào không biết! Câu chuyện bên bàn rượu chuyện này chuyện khác chỉ một lúc lại quay về chuyện thác Grăng, về du lịch Nam Giang. Nghe ông Bí thư nói chuyên gia Nhật đang khảo sát giúp xây dựng sản phẩm du lịch cho huyện.
Làng Tà Bing sẽ là làng du lịch cộng đồng. Làng nghề truyền thống Giơ Ra sẽ là điểm đến cho những du khách say mê thổ cẩm. “Nhân vật chính” bảo thiên nhiên ban tặng cho Nam Giang thắng cảnh thác Grăng, giờ là lúc phải biến cái thắng cảnh ấy thành sản phẩm du lịch.
“Nhân vật chính” nhắm mắt mơ một phiên chợ Nam Giang gần thác, nơi những quầy hàng của người Cơtu, người Tà Riềng, người Ve khoe sắc, nơi những gánh rau rừng tươi xanh gọi mời, nơi những quả ươi không theo đường xuất khẩu mà ở lại chào mời du khách Đà Nẵng. Bữa cơm cho khách du lịch có bánh sừng trâu đặc sản, có món thịt nướng trong ống Dờ rá. Hơn một giờ xe ô-tô từ thành phố Đà Nẵng tới Nam Giang, từ phố xá tới đại ngàn. Xa hay gần?
Nguyễn Đức điểm vài nốt trên cây đàn guitar, bảo anh đã có “Đại ngàn Nam Giang” sau khi lên thác. Tiếng đàn guitar bập bùng âm hưởng của rừng của núi. Giọng Đức là giọng của núi của rừng. “Ơi tiếng suối róc rách bên mái gươl/ Cây lúa thấm đất thơm bàn tay em/ Thấp thoáng bóng núi nắng lưng đồi/ Khói bếp lam chiều nghe tiếng ai cười/… Ơi dòng nước thơm ngát như suối tóc em/ Nghe tiếng em hát thác Grăng mênh mang/Anh đã say đắm em gái non cao/Níu bước chân anh núi rừng Trường Sơn đại ngàn Nam Giang…
Du lịch, GO! - Theo báo Đà Nẵng cuối tuần, internet
Khi tôi đến sân vườn khách sạn thì đã thấy dăm bảy ông vài ba cô đang quây quần bên hai chiếc bàn ghép lại. Các tay máy Hồ Xuân Bổn, Lê Hải, họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ, hai nhạc sĩ Nguyễn Đức và Quang Trung, nhà biên kịch Đỗ Tài, nhà thơ Phùng Tấn Đông, nhà báo Lê Anh Dũng, kỹ sư Lê Cảnh Hưng, kỹ sư Phạm Phước. Vài ba cô có vẻ đang nổi đình nổi đám quả thật xinh đẹp nhưng tôi không quen và cũng chẳng có ý định làm quen.
< Nhà Gươl của huyện Nam Giang.
Tôi già rồi, dẫu trái tim vẫn loạn nhịp khi mắt nhìn thấy một gương mặt xinh xắn, một làn môi gợi cảm, một dáng điệu thướt tha thì thời gian vẫn đưa cái barie ra, giữ một khoảng cách, ngăn không cho mình vượt quá giới hạn. Hỏi sao chưa đi thì bảo đang chờ “nhân vật chính” - là bà chủ khách sạn. Tranh thủ gọi một ly cà-phê, liếc mắt nhìn bức tường nước đang róc rách và hai cây lộc vừng với những dây đầy trái. Hoa lộc vừng bên hồ Gươm đẹp, ở bất kỳ đâu cũng đẹp. Những dây hoa ấy kết trái – những trái lộc vừng tròn tròn phơn phớt xanh rủ xuống tận đất, đẹp một cách khác thường.
“Nhân vật chính” xuất hiện, tươi tắn với chiếc sơ -mi màu tím Huế. Tôi vốn không biết đoán tuổi phụ nữ. Chợt nhớ lần nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu muốn biết tuổi cô bạn của tôi, vòng vo can chi mười hai con giáp hỏi cô ơi cô cầm tinh con gì! Tôi ước thiếu phụ tuổi ngoài bốn mươi, cái tuổi đối với người đàn bà như trái cây chín ửng trên cành, đằm thắm và ngọt ngào! Nụ cười của thiếu phụ tuyệt đẹp, làm sáng gương mặt của cô, làm lòng người đối diện với cô cười theo. Nhưng đuôi mắt người đẹp thì đã có nếp nhăn. Chợt nhớ câu thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh “Mỗi mùa thu hoa cúc vàng như trước/ Chỉ em là khác với em xưa”. Ừ, thì màu áo vẫn một màu tím Huế…
Xe rẽ vào quốc lộ 14B. Đường nhựa phẳng lì và sạch bóng, sạch tới mức tưởng như vừa quét. Thoáng cái đã tới Hà Nha - “Nước sông con đổ về sông cái/Anh trai Thu Bồn em gái Hà Nha/ Chiều nay hò hẹn đôi ta/ Mít non gởi xuống cá chuồn gởi lên”. Câu ca gợi một cảm giác xa xăm, thế mà xe mới rời Đà Nẵng đâu chừng hai chục phút! Phía bên trái hướng xe chạy rừng cây xanh ngút mắt. Phía bên phải thấp thoáng một dòng sông - là sông Đăk Mi, sông Cái, sông Pờ Rằng đọc trại thành Giằng, sông Bung, hay sông Vu Gia? Hình như suốt chiều dài hơn hai trăm cây số, tên gì thì con sông ấy vẫn là nó, nuôi những bờ bãi, bồng bềnh những con thuyền trong ký ức, để về dưới này thì tách ra một dòng sông Yên đổ về Cầu Đỏ, một dòng hội lưu với Thu Bồn. Vậy là chúng tôi đang đi ngược dòng sông…
2. Bí thư Huyện ủy Chờ Rơm Nhiên đón chúng tôi, “Hôm nay chủ nhật, ngày nghỉ, mình giới thiệu với các anh thắng cảnh thác Grăng của huyện Nam Giang mình”. Không ai trong chúng ta không tự hào về quê hương. Nhưng không ai nói về một thắng cảnh của quê hương mình trìu mến như Bí thư Nhiên. Được biết ông Bí thư đã từng làm Chủ tịch huyện. Theo như quan sát của tôi, những người như thế thường quyết đoán, xử lý công việc nhanh và chính xác.
Thác Grăng, tiếng Cơtu nghĩa là “thác cá chiên”. Ông Bí thư bảo ngày xưa cái vũng dưới chân thác cơ man là cá chiên, có con tới bốn chục ký, vàng ươm. Còn cá chình suối, cá lăng- chục người ăn may hết nửa con! Tôi hỏi đó là ngày xưa, còn ngày nay thì sao? Một thoáng buồn trên mắt, bảo ngày nay không bằng ngày xưa! Ờ, sao ngày càng có nhiều cái không bằng ngày xưa thế không biết! Lại hỏi ông Bí thư gần cơ quan Huyện ủy có buôn làng nào còn nguyên vẹn không. Lại một thoáng buồn, bảo “134” hết rồi mà! “134” bảo phải “bốn bền vững” thế là nền vững, vách vững, cột vững, mái vững, thế là bê-tông và mái tôn! Câu chuyện giữa tôi và ông Bí thư là một câu chuyện buồn. Thật may ai đó đang kể một chuyện tiếu lâm, gây nên một trận cười bể rừng bể núi…
Xe tới gần chân thác. Con đường bậc thang len giữa rừng rậm đã xây tới tầng thác dưới cùng. Đôi chân đã mỏi đường đời không cho phép tôi đi theo anh em. Thoáng nghe bà chủ khách sạn nói với ông Bí thư chỉ nên làm con đường bê-tông tới thác dưới cùng thôi, còn từ đó nên căng dây để du khách bám vào leo lên mới thú vị. Mà sao không lát đá, gì chứ đá đâu có thiếu mà láng xi-măng? Chà, thưa bà chủ khách sạn lãng mạn, bà muốn nói gì tùy bà, nhưng cứ cái đà này không chừng những người thợ xây dựng còn bê-tông hóa cả rừng! Con người luôn khát khao những thứ mình chưa có, không có. Những mục tiêu, dù tốt đẹp, dù hướng thiện không phải lúc nào cũng trùng khớp với nhau. Ông trưởng phòng văn hóa yêu cầu bảo tồn. Nhưng yêu cầu của ông chỉ là lời nói, là văn bản. Còn đằng sau “134” là tiền, là xi-măng, là gạch, là tôn!..
Tôi ngồi lại dưới chân thác, lắng nghe tiếng chảy róc rách của nước len qua những tảng đá, những bụi rễ cây. Thời gian hòa vào tiếng róc rách của nước, tiếng rì rầm của cây, tiếng thở dài của gió. Mười một giờ, mười hai giờ, rồi một giờ trưa, vẫn không thấy bóng dáng người đi xuống. Tôi bấm điện thoại, từ chiếc loa vang lên tiếng thác nước ầm ào, tiếng cười ré. Bụng đói - “Đuổi mười con trâu đực không cực bằng chực một bữa cơm”! Tôi đoán phải có gì đặc biệt lắm mới khiến người ta quên cả ăn cơm. Tôi đoán phải có gì quyến rũ lắm mới giữ chân khách phương xa ở lại.
Lê Hải học và làm việc ở Nga tám năm, sang Mỹ bảy năm. Trong kho ảnh đồ sộ của Lê Hải không thiếu những bức ảnh đẹp. Mới rồi triển lãm ảnh về các di sản văn hóa thế giới, tuyển chọn còn hơn thi đại học, vậy mà Hải có mặt với hai tác phẩm. Hồ Xuân Bổn thành danh với bức “Ôm cả trời mây”, gót chân giang hồ in khắp mọi miền đất nước. Phùng Tấn Đông sáng nay xe máy từ Hội An ra, Nguyễn Thượng Hỷ từ Tam Kỳ về từ đêm hôm trước.
Đỗ Tài đang làm tượng cụ Huỳnh ở Thăng Bình bắt xe đò trực chỉ Đà Nẵng. Lê Cảnh Hưng, kỹ sư hải dương học một thời lênh đênh biển Bắc mơ màng những nàng mắt xanh tóc vàng. Phạm Phước, trước khi “gác kiếm” là Phó Giám đốc Sở Khoa học-Công nghệ Quảng Nam, khoe không thiếu xó xỉnh nào của đất Quảng mà Phước chưa từng biết, ngay từ thời chiến tranh đã đóng quân ở Hòn Kẽm. Đại tá Lê Anh Dũng ăn lương nhà báo ca ngợi cái đẹp bằng những vần thơ. Và hai ông nhạc sĩ luôn tôn thờ cái đẹp của giai điệu, của ca từ…
Khi những cặp mắt đã từng no nê với phong cảnh đẹp ấy vừa nhìn thấy tôi ngồi đợi dưới tán lá cây rừng thì những cái miệng tranh nhau hét. “Tuyệt vời!”, “Đẹp hãi hùng”! “ Đáng một chuyến đi”!... Tôi cười, gì chứ các ông văn nghệ sĩ hứng lên thì một tấc đến giời! Tôi đưa mắt nhìn Phạm Phước. Cái ông nhìn đâu, nhìn cái gì cũng ra quy trình công nghệ này thì tôi có thể tin. Phước gật gù “Đẹp thật ông ạ”! Rồi như để chứng minh, mọi người tranh nhau đưa máy cho tôi xem.
Trong từng chiếc máy ảnh, thác Grăng hiện lên. Không dàn dựng, không dụng công bố cục, chỉ là những bức ảnh của một người đi chơi bình thường. Thác Grăng hùng vĩ trong máy Hồ Xuân Bổn, nguyên sơ trong máy Lê Hải, thủy mặc trong máy Nguyễn Thượng Hỷ. Nước và đá, nước và rừng cây rậm rạp. Ánh sáng và bóng tối. Rừng cây vách đá và thứ ánh sáng mờ mờ tạo cho thác nước một vẻ huyền ảo. Nếu chỉ là thác, Grăng không chắc đẹp hơn những ngọn thác tôi đã nhìn đã ngắm. Nhưng trong cái hoang sơ của rừng, Grăng bí ẩn một cõi riêng tư. Tôi đã từng đặt chân tới những vùng đất khác nhau, cả trong nước và ngoài nước, ngắm nhìn những ngọn thác, mỗi thác một vẻ đẹp. Nhưng bây giờ tôi tiếc. Chao ôi tôi tiếc thời gian đã qua, tôi tiếc bao nhiêu năm của tuổi trẻ tôi đã không lên thác Grăng…
3. Chúng tôi quây quần bên trong nhà hàng của Khách sạn Faifo 3. Ông Bí thư rót rượu tà vạt - rượu tà vạt nhậu với cá chình trộn rau răm. Rượu tà vạt nhẹ và thơm. Cá chình suối trộn rau răm sánh ngang hàng với bất cứ món nhậu danh tiếng nào. Cô giám đốc khách sạn mắt long lanh rót rượu, thì thầm “Say lên phòng nghỉ, phòng tiện nghi như ở Đà Nẵng!”. Ông Bí thư bảo chủ nhật, uống không say không về. Thì khi lên xe rời Đà Nẵng, Lê Hải tuyên bố tạm gác âu lo, tạm quên công việc mà! Nhưng rượu nhẹ thế này thì lúc nào mới say? Rượu và đàn bà, thứ này và thứ kia, cả hai cùng sóng sánh, cả hai đều có thể đổ quán xiêu đình! Phạm Phước bảo nhẹ vậy đẹp vậy chớ coi chừng say lúc nào không biết! Câu chuyện bên bàn rượu chuyện này chuyện khác chỉ một lúc lại quay về chuyện thác Grăng, về du lịch Nam Giang. Nghe ông Bí thư nói chuyên gia Nhật đang khảo sát giúp xây dựng sản phẩm du lịch cho huyện.
Làng Tà Bing sẽ là làng du lịch cộng đồng. Làng nghề truyền thống Giơ Ra sẽ là điểm đến cho những du khách say mê thổ cẩm. “Nhân vật chính” bảo thiên nhiên ban tặng cho Nam Giang thắng cảnh thác Grăng, giờ là lúc phải biến cái thắng cảnh ấy thành sản phẩm du lịch.
“Nhân vật chính” nhắm mắt mơ một phiên chợ Nam Giang gần thác, nơi những quầy hàng của người Cơtu, người Tà Riềng, người Ve khoe sắc, nơi những gánh rau rừng tươi xanh gọi mời, nơi những quả ươi không theo đường xuất khẩu mà ở lại chào mời du khách Đà Nẵng. Bữa cơm cho khách du lịch có bánh sừng trâu đặc sản, có món thịt nướng trong ống Dờ rá. Hơn một giờ xe ô-tô từ thành phố Đà Nẵng tới Nam Giang, từ phố xá tới đại ngàn. Xa hay gần?
Nguyễn Đức điểm vài nốt trên cây đàn guitar, bảo anh đã có “Đại ngàn Nam Giang” sau khi lên thác. Tiếng đàn guitar bập bùng âm hưởng của rừng của núi. Giọng Đức là giọng của núi của rừng. “Ơi tiếng suối róc rách bên mái gươl/ Cây lúa thấm đất thơm bàn tay em/ Thấp thoáng bóng núi nắng lưng đồi/ Khói bếp lam chiều nghe tiếng ai cười/… Ơi dòng nước thơm ngát như suối tóc em/ Nghe tiếng em hát thác Grăng mênh mang/Anh đã say đắm em gái non cao/Níu bước chân anh núi rừng Trường Sơn đại ngàn Nam Giang…
Du lịch, GO! - Theo báo Đà Nẵng cuối tuần, internet
Cung đường Tây Bắc
Mỗi lần lên Tây Bắc là mỗi lần có cảm xúc khác nhau, đó là cảm nhận của nhiều người khi khám phá cung đường Tây Bắc qua những bản làng và địa danh du lịch nổi tiếng của 8 tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình.
< Phố núi Sa Pa trong sương sớm.
Đoàn chúng tôi tham gia hành trình khám phá “Cung đường Tây Bắc” vào những ngày mùa thu tháng Tám trong tiết trời trong xanh, mát mẻ. Điểm khởi đầu của chuyến đi là tỉnh Hoà Bình. Ở Hòa Bình, đoàn đã đi thăm Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình, bản Lác, động Thác Bờ, hang Rết, động Hoa Tiên, rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc...
< Vẻ đẹp kỳ vĩ của những cung đường Tây Bắc.
Rời Hòa Bình, đoàn tiếp tục chuyến hành trình đến với tỉnh Sơn La. Tại đây, mọi người được đắm mình trong không gian thảo nguyên xanh thơ mộng của huyện Mộc Châu, nơi có nông trường bò sữa nổi tiếng cả nước, và tham quan di tích lịch sử nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1908 trên đỉnh đồi Khau Cả để làm nơi giam cầm những nhà cách mạng Việt Nam và những người yêu nước khác.
< Đồng bào Mông ở Hà Giang.
Sau những ngày khám phá vẻ đẹp và văn hóa Sơn La, đoàn lại tiếp tục lên đường đến với tỉnh Điện Biên. Tại đây, du khách được về thăm lại chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa với những di tích nổi tiếng như cánh đồng Mường Thanh; Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đóng ở xã Mường Phăng; các cứ điểm Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo; các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp, nơi có hầm tướng De Castries.
Ngoài ra, du khách còn có cơ hội được khám phá nhiều cảnh đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Bắc như đèo Pha Đin, rừng ngyên sinh Mường Nhé, hồ Pá Khoang, hang Thẩm Báng...
< Du khách tham quan tượng đài chiến thắng Mường Phăng.
Từ Điện Biên, chúng tôi đi tiếp lên tỉnh Lai Châu để khám phá những nét phong tục đặc sắc, nghệ thuật múa xòe và tài dệt thổ cẩm của đồng bào Thái ở bản Vàng Pheo.
Điểm nhấn của tour “Cung đường Tây Bắc” có lẽ là điểm dừng chân tiếp theo tại tỉnh Lào Cai. Lào Cai là địa phương có đông đồng bào các dân tộc anh em cùng sinh sống như Kinh, Mông, Tày, Dao, Giáy, Thái, Phù Lá, Hà Nhì, Nùng... tạo nên một không gian văn hóa hết sức phong phú và đa dạng.
< Ruộng bậc thang ở Sa Pa.
Lào Cai cũng là địa danh có nhiều thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp và kỳ thú như động Thuỷ Tiên (Bát Xát), động Tả Phời (Cam Đường), hang Tiên (Bắc Hà), động Xuân Quang (Bảo Thắng)... Đặc biệt, tại Lào Cai, du khách không thể bỏ qua chuyến khám phá thị trấn phố núi Sa Pa quanh năm mờ sương và chinh phục đỉnh Phăng Xi Păng hùng vĩ cao 3.143m, được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”.
Điểm đến tiếp theo trong chuyến hành trình là tỉnh Hà Giang, nơi có nhiều địa danh nổi tiếng đã đi vào thơ ca như: cao nguyên đá Đồng Văn, dãy núi Tây Côn Lĩnh trùng điệp, cổng trời Quản Bạ, đỉnh Mã Pí Lèng, cột cờ Lũng Cú, dòng sông Nho Quế, phố cổ Đồng Văn, chợ tình Khâu Vai...
< Du khách nước ngoài mua sản phẩm dệt truyền thống của đồng bào dân tộc ở Sa Pa.
Tạm biệt Hà Giang, đoàn chúng tôi quay ngược về Yên Bái để đến với Khu du lịch sinh thái Suối Giàng, nơi có những rừng chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Ấn tượng hơn, chúng tôi còn được tận mắt ngắm nhìn những khu ruộng bậc thang tuyệt đẹp trong nắng vàng Mù Căng Chải; được tham quan hồ Thác Bà, một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất của Việt Nam và chứng kiến lễ cấp sắc, hay còn gọi là lễ trưởng thành của người Dao sinh sống ở nơi đây.
< Mùa xuân Tây Bắc.
Điểm cuối cùng của chuyến hành trình “Cung đường Tây Bắc” là vùng đất Tổ linh thiêng Phú Thọ, mảnh đất gắn liền với huyền thoại về dòng giống Tiên Rồng của dân tộc Việt Nam cũng như lịch sử dựng nước và giữ nước của 18 đời vua Hùng. Về Phú Thọ, du khách sẽ được tham quan và làm lễ dâng hương tại Đền Hùng, được đắm mình trong không gian của những vườn cọ, đồi chè, đồng xanh dào dạt...
Những ngày rong ruổi khám phá trên “Cung đường Tây Bắc” rồi cũng nhanh chóng đến điểm dừng cuối. Chuyến đi đã để lại trong lòng mỗi người những cảm xúc và trải nghiệm thú vị về đất nước Việt Nam tươi đẹp và kì thú. Và “Cung đường Tây Bắc” chính là một lời mời gọi, một thể nghiệm mới đầy hấp dẫn đối với những ai yêu thích khám phá vùng cao Tây Bắc, nơi có nhiều điều bí ẩn đang chờ đợi ở phía trước.
Du lịch, GO! - Theo Báo ảnh VN
< Du khách nước ngoài khám phá văn hoá và đời sống đồng bào dân tộc vùng cao Tây Bắc.
Tour du lịch khám phá “Cung đường Tây Bắc” với hành trình đi qua 8 tỉnh miền núi phía Bắc gồm: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang,Yên Bái, Phú Thọ. Thời gian mỗi chuyến đi khoảng 4 đến 10 ngày. Phương tiện đi lại có thể là ô tô, tàu hỏa hoặc máy bay. Đây là một tuor du lịch mới được hình thành dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và các địa phương nhằm tạo nên một sản phẩm du lịch mới có thể kết nối được nhiều địa danh du lịch nổi tiếng của vùng Tây Bắc giàu tiềm năng.
THÔNG TIN THAM KHẢO:
Tại Hà Nội: Công ty Du lịch Hà Nội Tourits
ĐT: 04.62505858
Web: http://www.hanoitourist.vn
Tại Hòa Bình: Công ty Cổ phần Du lịch Hòa Bình
ĐT: 18. 3854372 – 3854370
< Phố núi Sa Pa trong sương sớm.
Đoàn chúng tôi tham gia hành trình khám phá “Cung đường Tây Bắc” vào những ngày mùa thu tháng Tám trong tiết trời trong xanh, mát mẻ. Điểm khởi đầu của chuyến đi là tỉnh Hoà Bình. Ở Hòa Bình, đoàn đã đi thăm Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình, bản Lác, động Thác Bờ, hang Rết, động Hoa Tiên, rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc...
< Vẻ đẹp kỳ vĩ của những cung đường Tây Bắc.
Rời Hòa Bình, đoàn tiếp tục chuyến hành trình đến với tỉnh Sơn La. Tại đây, mọi người được đắm mình trong không gian thảo nguyên xanh thơ mộng của huyện Mộc Châu, nơi có nông trường bò sữa nổi tiếng cả nước, và tham quan di tích lịch sử nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1908 trên đỉnh đồi Khau Cả để làm nơi giam cầm những nhà cách mạng Việt Nam và những người yêu nước khác.
< Đồng bào Mông ở Hà Giang.
Sau những ngày khám phá vẻ đẹp và văn hóa Sơn La, đoàn lại tiếp tục lên đường đến với tỉnh Điện Biên. Tại đây, du khách được về thăm lại chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa với những di tích nổi tiếng như cánh đồng Mường Thanh; Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đóng ở xã Mường Phăng; các cứ điểm Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo; các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp, nơi có hầm tướng De Castries.
Ngoài ra, du khách còn có cơ hội được khám phá nhiều cảnh đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Bắc như đèo Pha Đin, rừng ngyên sinh Mường Nhé, hồ Pá Khoang, hang Thẩm Báng...
< Du khách tham quan tượng đài chiến thắng Mường Phăng.
Từ Điện Biên, chúng tôi đi tiếp lên tỉnh Lai Châu để khám phá những nét phong tục đặc sắc, nghệ thuật múa xòe và tài dệt thổ cẩm của đồng bào Thái ở bản Vàng Pheo.
Điểm nhấn của tour “Cung đường Tây Bắc” có lẽ là điểm dừng chân tiếp theo tại tỉnh Lào Cai. Lào Cai là địa phương có đông đồng bào các dân tộc anh em cùng sinh sống như Kinh, Mông, Tày, Dao, Giáy, Thái, Phù Lá, Hà Nhì, Nùng... tạo nên một không gian văn hóa hết sức phong phú và đa dạng.
< Ruộng bậc thang ở Sa Pa.
Lào Cai cũng là địa danh có nhiều thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp và kỳ thú như động Thuỷ Tiên (Bát Xát), động Tả Phời (Cam Đường), hang Tiên (Bắc Hà), động Xuân Quang (Bảo Thắng)... Đặc biệt, tại Lào Cai, du khách không thể bỏ qua chuyến khám phá thị trấn phố núi Sa Pa quanh năm mờ sương và chinh phục đỉnh Phăng Xi Păng hùng vĩ cao 3.143m, được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”.
Điểm đến tiếp theo trong chuyến hành trình là tỉnh Hà Giang, nơi có nhiều địa danh nổi tiếng đã đi vào thơ ca như: cao nguyên đá Đồng Văn, dãy núi Tây Côn Lĩnh trùng điệp, cổng trời Quản Bạ, đỉnh Mã Pí Lèng, cột cờ Lũng Cú, dòng sông Nho Quế, phố cổ Đồng Văn, chợ tình Khâu Vai...
< Du khách nước ngoài mua sản phẩm dệt truyền thống của đồng bào dân tộc ở Sa Pa.
Tạm biệt Hà Giang, đoàn chúng tôi quay ngược về Yên Bái để đến với Khu du lịch sinh thái Suối Giàng, nơi có những rừng chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Ấn tượng hơn, chúng tôi còn được tận mắt ngắm nhìn những khu ruộng bậc thang tuyệt đẹp trong nắng vàng Mù Căng Chải; được tham quan hồ Thác Bà, một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất của Việt Nam và chứng kiến lễ cấp sắc, hay còn gọi là lễ trưởng thành của người Dao sinh sống ở nơi đây.
< Mùa xuân Tây Bắc.
Điểm cuối cùng của chuyến hành trình “Cung đường Tây Bắc” là vùng đất Tổ linh thiêng Phú Thọ, mảnh đất gắn liền với huyền thoại về dòng giống Tiên Rồng của dân tộc Việt Nam cũng như lịch sử dựng nước và giữ nước của 18 đời vua Hùng. Về Phú Thọ, du khách sẽ được tham quan và làm lễ dâng hương tại Đền Hùng, được đắm mình trong không gian của những vườn cọ, đồi chè, đồng xanh dào dạt...
Những ngày rong ruổi khám phá trên “Cung đường Tây Bắc” rồi cũng nhanh chóng đến điểm dừng cuối. Chuyến đi đã để lại trong lòng mỗi người những cảm xúc và trải nghiệm thú vị về đất nước Việt Nam tươi đẹp và kì thú. Và “Cung đường Tây Bắc” chính là một lời mời gọi, một thể nghiệm mới đầy hấp dẫn đối với những ai yêu thích khám phá vùng cao Tây Bắc, nơi có nhiều điều bí ẩn đang chờ đợi ở phía trước.
Du lịch, GO! - Theo Báo ảnh VN
< Du khách nước ngoài khám phá văn hoá và đời sống đồng bào dân tộc vùng cao Tây Bắc.
Tour du lịch khám phá “Cung đường Tây Bắc” với hành trình đi qua 8 tỉnh miền núi phía Bắc gồm: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang,Yên Bái, Phú Thọ. Thời gian mỗi chuyến đi khoảng 4 đến 10 ngày. Phương tiện đi lại có thể là ô tô, tàu hỏa hoặc máy bay. Đây là một tuor du lịch mới được hình thành dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và các địa phương nhằm tạo nên một sản phẩm du lịch mới có thể kết nối được nhiều địa danh du lịch nổi tiếng của vùng Tây Bắc giàu tiềm năng.
THÔNG TIN THAM KHẢO:
Tại Hà Nội: Công ty Du lịch Hà Nội Tourits
ĐT: 04.62505858
Web: http://www.hanoitourist.vn
Tại Hòa Bình: Công ty Cổ phần Du lịch Hòa Bình
ĐT: 18. 3854372 – 3854370
Đền Thánh Giuse Sa Châu - Nam Định
Đền Thánh Sa Châu tọa lạc tại Giao Thủy, Nam Định. Sa Châu là đền thánh thứ 3 trong giáo phận Dâng kính thánh cả Giuse công nhân bổn mạng nam giới giáo phận.
Sa Châu là vùng đất gần cửa biển, đầy cỏ và lau sậy, nhân dân các vùng Lục Thủy, Tương Nam, Bách Tính, Ninh Cường, Trà Lũ... tới khai hoang, sinh cơ lập nghiệp và ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng trực thuộc xứ Quất Lâm.
Năm 1914 được Đức Cha Trung ban sắc lên hàng giáo xứ cho đến ngày 1/5/1995 được đức cha Giuse Vũ Duy Nhất xức dầu thánh hiến và nâng lên hàng đền thánh trong giáo phận, đây không chỉ là niềm vui lớn với Sa Châu và cả giáo phận Bùi Chu. Sài Gòn có đền Công Chính - Bùi Chu có đền thánh Sa Châu.
Nhà thờ dài 75m, rộng 25m, cao 22m. Qua bao biến cố của lịch sử, qua hai cuộc kháng chiến Chống Pháp và chống Mỹ, nhà thờ đã bị tàn phá - biến dạng và hư hỏng nặng nề. Vào thời gian Cha Gioakim Vũ Cao Đường làm Chánh xứ thì Nhà thờ đã được nâng cấp - sửa chữa và mở rộng thêm nhiều so với trước đó, một số khu nhà Quán - nhà Chung (nhà Bông)... đã được làm mới - Cả khuôn viên xung quanh nhà thờ cũng vậy. Sau khi Cha Gioakim Vũ Cao Đường qua đời, Cha Vinh Sơn Nguyến Thế Vĩnh được Đức Cha Giuse Maria Vũ Duy Nhất (Tòa giám mục Bùi Chu) cử về làm chánh xứ.
Đến năm 1998 phía cuối nhà thờ còn được xây dưng thêm kỳ đài Thánh Giuse, sau đó là 14 Đàng Thánh Giá cũng được xây dựng (được đúc như kích thước người thật bằng bê tông cốt thép) xung quanh Đền Thánh và các Cổng vào Đền cũng như dãy nhà học Giáo Lý - Nhà Dòng... Cha Vĩnh đã có góp rất nhiều công sức vào việc xây dựng xây mới và sửa chữa Đền Thánh Sa Châu khang trang sạch đẹp như ngày hôm nay.
Hàng năm cư thành thông lệ, ngày 1/5 Đức cha về dâng lễ kính thánh Giuse công nhân đồng thời cũng là ngày chầu lượt của giáo xứ đèn thánh Sa Châu và trong ngày lễ thì có cuộc rước và dâng hoa rất hoành tráng.
Năm 2006 giáo xứ đền thánh Sa Châu và giáo xứ Quất Lâm đã tổ chức thành công ngày lễ truyền thống của sinh viên công giáo - giáo phận Bùi Chu lần thứ nhất.
Du lịch, GO! - Theo NTO, internet
Sa Châu là vùng đất gần cửa biển, đầy cỏ và lau sậy, nhân dân các vùng Lục Thủy, Tương Nam, Bách Tính, Ninh Cường, Trà Lũ... tới khai hoang, sinh cơ lập nghiệp và ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng trực thuộc xứ Quất Lâm.
Năm 1914 được Đức Cha Trung ban sắc lên hàng giáo xứ cho đến ngày 1/5/1995 được đức cha Giuse Vũ Duy Nhất xức dầu thánh hiến và nâng lên hàng đền thánh trong giáo phận, đây không chỉ là niềm vui lớn với Sa Châu và cả giáo phận Bùi Chu. Sài Gòn có đền Công Chính - Bùi Chu có đền thánh Sa Châu.
Nhà thờ dài 75m, rộng 25m, cao 22m. Qua bao biến cố của lịch sử, qua hai cuộc kháng chiến Chống Pháp và chống Mỹ, nhà thờ đã bị tàn phá - biến dạng và hư hỏng nặng nề. Vào thời gian Cha Gioakim Vũ Cao Đường làm Chánh xứ thì Nhà thờ đã được nâng cấp - sửa chữa và mở rộng thêm nhiều so với trước đó, một số khu nhà Quán - nhà Chung (nhà Bông)... đã được làm mới - Cả khuôn viên xung quanh nhà thờ cũng vậy. Sau khi Cha Gioakim Vũ Cao Đường qua đời, Cha Vinh Sơn Nguyến Thế Vĩnh được Đức Cha Giuse Maria Vũ Duy Nhất (Tòa giám mục Bùi Chu) cử về làm chánh xứ.
Đến năm 1998 phía cuối nhà thờ còn được xây dưng thêm kỳ đài Thánh Giuse, sau đó là 14 Đàng Thánh Giá cũng được xây dựng (được đúc như kích thước người thật bằng bê tông cốt thép) xung quanh Đền Thánh và các Cổng vào Đền cũng như dãy nhà học Giáo Lý - Nhà Dòng... Cha Vĩnh đã có góp rất nhiều công sức vào việc xây dựng xây mới và sửa chữa Đền Thánh Sa Châu khang trang sạch đẹp như ngày hôm nay.
Hàng năm cư thành thông lệ, ngày 1/5 Đức cha về dâng lễ kính thánh Giuse công nhân đồng thời cũng là ngày chầu lượt của giáo xứ đèn thánh Sa Châu và trong ngày lễ thì có cuộc rước và dâng hoa rất hoành tráng.
Năm 2006 giáo xứ đền thánh Sa Châu và giáo xứ Quất Lâm đã tổ chức thành công ngày lễ truyền thống của sinh viên công giáo - giáo phận Bùi Chu lần thứ nhất.
Du lịch, GO! - Theo NTO, internet
Đèo Khánh Lê: con đường nối biển và hoa
Con đèo dài nhất Việt Nam từ Nha Trang đi Đà Lạt, nối liền hoa và biển, có nhiều tên, nhưng chỉ có một sườn. Khánh Lê đúng là một con đường đèo đầy chất thơ và nhiều cảm xúc.
1.Đường tỉnh 723 / 652 nối đoạn cuối tỉnh lộ 723 tại huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng với tỉnh lộ 652 tại huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa. Do đó nó cũng là đường nối thẳng biển Nha Trang với cao nguyên Lâm Đồng, nối Quốc lộ 20 trên cao nguyên với Quốc lộ 1A ven biển.
Vì vậy nó còn được gọi là "con đường nối biển và hoa". Đây là con đường liên tỉnh mới mở nên tên gọi cũng chưa thống nhất. Lâm Đồng coi nó là tỉnh lộ 723 của Lâm Đồng nối dài.
Còn Khánh Hòa coi nó là tỉnh lộ 652 nối dài. Con đường ra đời rút ngắn khoảng cách từ Nha Trang đến Đà Lạt gần 80km, chỉ còn gần 140km so với con đường vượt đèo Ngoạn Mục, Ninh Thuận dài 220km trước đây.
2.Tên con đèo cũng đa dạng. Người Khánh Hòa gọi là đèo Khánh Lê theo tên của xã Khánh Lê thuộc huyện Khánh Vĩnh nằm dưới chân đèo. Người Lâm Đồng gọi là đéo Bi Đoup theo tên đỉnh núi Bi Đoup cao 2287 m của cao nguyên Lang Biang Lâm Đồng mà con đèo cắt qua gần đó.
Cũng có người gọi là đèo Hòn Giao theo tên dãy núi Hòn Giao nằm xế phía bắc con đèo, tuy đỉnh Hòn Giao cao 2062m nằm trên cao nguyên Lang Biang của Lâm Đồng nhưng cái tên Hòn Giao lại là tên kiểu Khánh Hòa đặt cho dãy núi ranh giới này (cùng các dãy núi khác của Khánh Hòa có tên bắt đầu bằng chữ Hòn như Hòn Bà, Hòn Sạn,…). Dù tên là gì thì con đèo vẫn là con đường du lịch đầy chất thơ và cảm xúc, cả ngẩn ngơ vì vẻ đẹp lẫn lo ngại vì sự cheo leo hiểm trở bậc nhất Việt Nam
3.Theo hướng từ Đà Lạt về Nha Trang, rời khỏi những cánh rừng lá kim giá lạnh trên lập địa thoai thoải của cao nguyên Lang Biang là tới những cánh rừng lá rộng nhiệt đới xanh ngắt trên sườn dốc dựng đứng thuộc địa phận Khánh Hòa. Đỉnh đèo có độ cao tuyệt đối so với mặt nước biển 1.700m.
< Thác trên đèo Khánh Lê.
Đây cũng là khu vực của Vườn quốc gia Bi Đoup - Núi Bà với diện tích đến 64.800ha, nơi duy nhất trên thế giới được xác định còn sót lại loài thực vật thông hai lá dẹt (Pinus krempfii) có tổ tiên xuất hiện cùng thời với khủng long. Do VQG giữ nước tốt nên cung đường đèo có rất nhiều thác nước trong vắt. Ở độ cao trên 1000m ( vùng đỉnh đèo) - nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa, sương mù luôn xuất hiện vào bất cứ thời gian nào trong năm.
4. Đèo Khánh Lê dài 33 km là con đèo dài nhất Việt Nam (con đèo dài thứ hai là đèo Pha Đin 32 km) , thực chất là đèo một sườn. Sườn phía Khánh Hòa chiếm đại bộ phận chiều dài con đèo, từ cao trình khoảng 200m ở Khánh Lê lên đến 1700m. Sườn phía Lạc Dương thoai thoải tử độ cao 1700m xuống 1500m nên du khách có cảm giác con đèo chỉ là một con dốc lớn. Con dốc vĩ đại này cũng chính là sườn đông của Trường Sơn Nam.
5.Các đợt phun trào basalt dữ dội kể từ cuối kỷ Neogen (chừng 5 triệu năm trước) đến gần đây đã đẩy trồi vùng đất Tây Nguyên lên cao, hình thành các cao nguyên phân bậc mà Lâm Đồng là một trong số đó. Các cao nguyên Tây Nguyên có dạng lệch sườn: sườn tây thoải dần về phía sông Mekong, còn sườn đông dốc tuột thẳng xuống dải đồng bằng hẹp ven biển Đông.
Đường đèo Khánh Lê cắt qua sườn dốc vĩ đại này, làm phơi bày các tầng đá móng của một cung đảo núi lửa cổ. Đó là các đá phun trào andesite và daxite, nạc mịn như những khối bánh đúc màu đen hay xám, chồng chất lên nhau. Những chủ nhân của “thánh địa” Cát Tiên (Lâm Đồng) và tháp Chăm xưa đã sử dụng loại nndesite rắn chắc này để tạc ra những khối Linga – Yoni và tượng thần hàng ngàn năm đã qua mà vẫn như mới tạc.
6.Đèo Khánh Lê là một bảo tàng thiên nhiên vĩ đại về cảnh quan, về đất đá, về các quá trình địa chất xa xưa, về tính đa dạng sinh học của VQG Bi Đoup – Núi Bà, và cả về văn hóa bản địa của người Lạch ở Lạc Dương vốn trước đây là chủ nhân vùng đất Đà Lạt được người Pháp tái định cư về Lạc Dương để lấy đất xây dựng thành phố Đà Lạt.
Thiên nhiên kỳ thú và con người nhân hậu, cảm giác hứng thú và sợ hãi khi đi trên con đèo hiểm trở ẩn hiện trong mây, những khao khát được trải nghiệm, được hiểu biết, …đã tạo ra sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách trong và ngoài nước. Rất thường gặp những nhóm du khách đi xe máy thậm chí xe đạp vượt đèo. Đường đèo Khánh Lê không chỉ nối hoa với biển mà chính nó cũng là một đối tượng du lịch đắt giá.
Du lịch, GO! - Theo Vacne, internet
Bạn tìm trong Du lịch, GO! với từ khóa "đèo Hòn Giao" để có thêm nhiều thông tin liên quan khác về con đèo này.
1.Đường tỉnh 723 / 652 nối đoạn cuối tỉnh lộ 723 tại huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng với tỉnh lộ 652 tại huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa. Do đó nó cũng là đường nối thẳng biển Nha Trang với cao nguyên Lâm Đồng, nối Quốc lộ 20 trên cao nguyên với Quốc lộ 1A ven biển.
Vì vậy nó còn được gọi là "con đường nối biển và hoa". Đây là con đường liên tỉnh mới mở nên tên gọi cũng chưa thống nhất. Lâm Đồng coi nó là tỉnh lộ 723 của Lâm Đồng nối dài.
Còn Khánh Hòa coi nó là tỉnh lộ 652 nối dài. Con đường ra đời rút ngắn khoảng cách từ Nha Trang đến Đà Lạt gần 80km, chỉ còn gần 140km so với con đường vượt đèo Ngoạn Mục, Ninh Thuận dài 220km trước đây.
2.Tên con đèo cũng đa dạng. Người Khánh Hòa gọi là đèo Khánh Lê theo tên của xã Khánh Lê thuộc huyện Khánh Vĩnh nằm dưới chân đèo. Người Lâm Đồng gọi là đéo Bi Đoup theo tên đỉnh núi Bi Đoup cao 2287 m của cao nguyên Lang Biang Lâm Đồng mà con đèo cắt qua gần đó.
Cũng có người gọi là đèo Hòn Giao theo tên dãy núi Hòn Giao nằm xế phía bắc con đèo, tuy đỉnh Hòn Giao cao 2062m nằm trên cao nguyên Lang Biang của Lâm Đồng nhưng cái tên Hòn Giao lại là tên kiểu Khánh Hòa đặt cho dãy núi ranh giới này (cùng các dãy núi khác của Khánh Hòa có tên bắt đầu bằng chữ Hòn như Hòn Bà, Hòn Sạn,…). Dù tên là gì thì con đèo vẫn là con đường du lịch đầy chất thơ và cảm xúc, cả ngẩn ngơ vì vẻ đẹp lẫn lo ngại vì sự cheo leo hiểm trở bậc nhất Việt Nam
3.Theo hướng từ Đà Lạt về Nha Trang, rời khỏi những cánh rừng lá kim giá lạnh trên lập địa thoai thoải của cao nguyên Lang Biang là tới những cánh rừng lá rộng nhiệt đới xanh ngắt trên sườn dốc dựng đứng thuộc địa phận Khánh Hòa. Đỉnh đèo có độ cao tuyệt đối so với mặt nước biển 1.700m.
< Thác trên đèo Khánh Lê.
Đây cũng là khu vực của Vườn quốc gia Bi Đoup - Núi Bà với diện tích đến 64.800ha, nơi duy nhất trên thế giới được xác định còn sót lại loài thực vật thông hai lá dẹt (Pinus krempfii) có tổ tiên xuất hiện cùng thời với khủng long. Do VQG giữ nước tốt nên cung đường đèo có rất nhiều thác nước trong vắt. Ở độ cao trên 1000m ( vùng đỉnh đèo) - nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa, sương mù luôn xuất hiện vào bất cứ thời gian nào trong năm.
4. Đèo Khánh Lê dài 33 km là con đèo dài nhất Việt Nam (con đèo dài thứ hai là đèo Pha Đin 32 km) , thực chất là đèo một sườn. Sườn phía Khánh Hòa chiếm đại bộ phận chiều dài con đèo, từ cao trình khoảng 200m ở Khánh Lê lên đến 1700m. Sườn phía Lạc Dương thoai thoải tử độ cao 1700m xuống 1500m nên du khách có cảm giác con đèo chỉ là một con dốc lớn. Con dốc vĩ đại này cũng chính là sườn đông của Trường Sơn Nam.
5.Các đợt phun trào basalt dữ dội kể từ cuối kỷ Neogen (chừng 5 triệu năm trước) đến gần đây đã đẩy trồi vùng đất Tây Nguyên lên cao, hình thành các cao nguyên phân bậc mà Lâm Đồng là một trong số đó. Các cao nguyên Tây Nguyên có dạng lệch sườn: sườn tây thoải dần về phía sông Mekong, còn sườn đông dốc tuột thẳng xuống dải đồng bằng hẹp ven biển Đông.
Đường đèo Khánh Lê cắt qua sườn dốc vĩ đại này, làm phơi bày các tầng đá móng của một cung đảo núi lửa cổ. Đó là các đá phun trào andesite và daxite, nạc mịn như những khối bánh đúc màu đen hay xám, chồng chất lên nhau. Những chủ nhân của “thánh địa” Cát Tiên (Lâm Đồng) và tháp Chăm xưa đã sử dụng loại nndesite rắn chắc này để tạc ra những khối Linga – Yoni và tượng thần hàng ngàn năm đã qua mà vẫn như mới tạc.
6.Đèo Khánh Lê là một bảo tàng thiên nhiên vĩ đại về cảnh quan, về đất đá, về các quá trình địa chất xa xưa, về tính đa dạng sinh học của VQG Bi Đoup – Núi Bà, và cả về văn hóa bản địa của người Lạch ở Lạc Dương vốn trước đây là chủ nhân vùng đất Đà Lạt được người Pháp tái định cư về Lạc Dương để lấy đất xây dựng thành phố Đà Lạt.
Thiên nhiên kỳ thú và con người nhân hậu, cảm giác hứng thú và sợ hãi khi đi trên con đèo hiểm trở ẩn hiện trong mây, những khao khát được trải nghiệm, được hiểu biết, …đã tạo ra sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách trong và ngoài nước. Rất thường gặp những nhóm du khách đi xe máy thậm chí xe đạp vượt đèo. Đường đèo Khánh Lê không chỉ nối hoa với biển mà chính nó cũng là một đối tượng du lịch đắt giá.
Du lịch, GO! - Theo Vacne, internet
Bạn tìm trong Du lịch, GO! với từ khóa "đèo Hòn Giao" để có thêm nhiều thông tin liên quan khác về con đèo này.
Làng 'Hậu Nghệ' giữa đại ngàn
Giữa núi rừng Đông Giang, làng Bhoong xã Sông Kôn được gọi là làng xạ thủ bởi làng lưu giữ truyền thuyết về tài nghệ bắn cung và sản sinh ra những xạ thủ tài ngang Hậu Nghệ trứ danh mang về nhiều huy chương cho Quảng Nam...
Hạ gục hổ dữ chỉ với 1 mũi tên
< Làng Bhoong trong lễ hội đâm trâu mừng lúa mới.
Làng Bhoong 1 nằm giữa núi rừng Trường Sơn. Mưa mùa đông, con đường từ thị trấn Prao - huyện Đông Giang dẫn vào Bhoong trở nên sình lầy, xe máy phải chào thua bởi bùn ngập sâu gần nửa bánh. Ngôi làng nép mình sau dãy núi cao, rừng xanh nguyên sinh bạt ngàn. Khu rừng từng là nỗi ám ảnh của dân làng Cơ Tu trước đây với nhiều mãnh thú...?
Chuyện về xạ thủ làng Bhoong, già làng Briu Brăm, 81 tuổi - nguyên Chủ tịch huyện Hiên (cũ) là người nắm rõ nhất. "Chiếc Pananh (nỏ) từng hạ con hổ chỉ bằng một mũi tên vẫn còn ở Bhoong. Bríu Cơ Tí'r đã qua đời mấy năm nay, nhưng huyền thoại về già sống mãi", già Brăm nói.
< Chiến lợi phẩm của Bríu Cơ Tí'r vẫn còn lưu giữ tại ngôi nhà của già từng sống.
Ngôi nhà của già làng Bríu Cơ Tí'r nằm gọn gàng sạch sẽ cạnh nhà Gươl của thôn. Già được dân làng kính trọng và nể phục nhờ tuyệt đỉnh bắn cung của mình. Ngôi nhà xưa của già Bríu Cơ Tí'r nay là nơi ở của vợ chồng con trai Bríu Thiện. Trên mái, treo đầy những sọ thú - chiến lợi phẩm đi săn của Bríu Cơ Tí'r từ thời trai trẻ năm nào còn giữ lại.
Dân làng Bhoong nhớ như in chiến tích của Bríu Cơ Tí'r, người đàn ông Cơ tu duy nhất bắn hạ hổ chỉ bằng một mũi tên. "Con hổ Bríu Cơ Tí'r bắn hạ, bản phải cử thanh niên lên đưa về. Dịp ấy, bản Bhoong ăn mừng, múa hát suốt 2 ngày 2 đêm" - già làng Rríu Lài (70 tuổi) cho biết.
Già làng Bríu Prăm kể: "Hôm ấy Cơ Tí'r đi săn sóc, săn heo nên chỉ mang theo một chiếc pananh và bó tên, trong đó có mấy mũi tên tẩm độc Ch'pơơr. Vậy mà gặp hổ, ông ấy không ngần ngại rút tên tẩm độc nhằm tử huyệt mà nhả tên, con hổ chết ngay".
Dạo ấy, nhờ bắn được hổ mà tiếng tăm Cơ Tí'r vang khắp vùng cao Đông Giang, Tây Giang. Dân làng thì ca ngợi hết lời về chiếc nỏ có một không hai của Cơ Tí'r. Bởi ông chính là người trước đó đã đùm cơm lặn lội đi bộ sang tận xã Zuôih, Nam Giang để kiếm cho được cây "toong pananh", loại cây rắn chắc, vỏ cây giống màu da trăn để làm nỏ và học cho được công thức chế tạo nỏ của các già làng ở Nam Giang.
< Xạ thủ Bríu Đô cùng với những huy chương mà ông giành được sau các kỳ thi.
Chiếc nỏ được trả giá bằng một con bò đực nhưng ông nhất định không bán, mà lưu giữ như kỷ vật thiêng liêng và giao lại cho con trai Bríu Thiện. Chiếc nỏ được Bríu Thiện gìn giữ đến hôm nay cùng bó tên của cha mình truyền lại.
Bríu Thiện lấy chiếc nỏ cho chúng tôi xem. Chiếc nỏ được treo ở vị trí trang trọng trong nhà. Nâng niu chiếc nỏ, Bríu Thiện kể: "Chiếc nỏ theo cha tôi những ngày dài đi săn, nó mang không biết bao nhiêu con heo rừng, mãnh thú về cho dân làng cùng ăn. Bí quyết chế tạo, sử dụng pananh, cha tôi truyền lại cho chúng tôi hết.
Nhưng riêng về công thức chế những mũi tên tẩm kịch độc Ch'pơơr thì ông nhất quyết giữ kín, chỉ để lại bó tên 50 mũi tên đã tẩm sẵn kịch độc thôi".
Mũi tên tẩm Ch'pơơr cũng đã nhiều lần giúp ông Thiện mang từ rừng sâu về những con heo, con mang nặng cả tạ từ rừng sâu.
Xạ thủ làng tầm quốc gia
Không chỉ sản sinh ra huyền thoại Bríu Cơ Tí'r cùng chiếc nỏ độc đáo, làng Bhoong 1 còn sản sinh ra những vận động viên bộ môn bắn cung, bắn nỏ của đất Quảng Nam. Họ - những xạ thủ làng đều ít nhất được vài lần đại diện cho tỉnh Quảng Nam tham dự các đại hội thể dục thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc.
Bríu Thiện nói: "Từ trước đến giờ, tôi đi thi cho huyện, cho tỉnh tổng cộng 17 lần rồi. Thi huyện thì chỉ có giấy khen thôi, thi ở tỉnh giành được 5 huy chương vàng, còn huy chương bạc, huy chương đồng cũng có, không nhớ nổi là bao nhiêu cái nữa".
Đã 57 tuổi nhưng Bríu Thiện thỉnh thoảng cùng con trai vác nỏ, đeo tên đi săn con chim, con thú. Các con trai ông Thiện là Bríu Bê (30 tuổi) và Bríu Bút (27 tuổi) cũng thừa hưởng được khả năng của cha, lại được cha tận tình truyền dạy nên cũng là một trong những vận động viên nổi tiếng của huyện Đông Giang và tỉnh Quảng Nam.
Hai anh em Bê và Bút đều sưu tập cho mình 2-3 huy chương vàng trong những lần đại diện cho tỉnh đi thi đấu. Ngoài tài sử dụng nỏ, Bríu Bê là một trong số ít người có khả năng chế tạo nỏ đạt tới độ chính xác cao nhất, và là thanh niên duy nhất biết làm thuần thục chiếc nỏ pananh truyền thống của người Cơ tu.
< Ông Bríu Thiện biểu diễn lại cách phục trang khi đi săn cùng với chiếc Pananh huyền thoại.
Trong Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ VII (khu vực 2) năm 2011 tại thành phố Tam Kỳ, Bríu Đô (57 tuổi) một người con của Bhoong là vận động viên lớn tuổi nhất giải. Bríu Đô và con gái là Bríu Thị Đợi (22 tuổi) đã đưa về cho đoàn Quảng Nam 2 huy chương vàng và một huy chương bạc ở nội dung đứng bắn và quỳ bắn.
"Chiếc nỏ mình đang dùng đã 2 lần được đi thi, mang về tất thảy 8 huy chương vàng và bạc. Nó là chiếc nỏ được nhiều người mượn nhất. Bởi khi dự thi, ai cũng để mắt đến nên vừa thi xong là đoàn khác chạy qua mượn ngay vì nó bắn chính xác nhất", Bríu Đô kể về chiếc nỏ tự tay ông làm ra mang về niềm tự hào cho cả xã Sông Kôn và huyện Đông Giang.
Hỏi xạ thủ Thiện, Đô, Bê… bây giờ dân làng còn vào rừng săn bắn không. Tất thảy lắc đầu: “Không”. Bríu Thiện nói thêm: “Dân làng không đói như xưa. Mà đi săn bây giờ là trái pháp luật, con thú trong rừng ít dần đi. Mình chỉ thích được đem nỏ đi thi đấu, vừa được huy chương, vừa có tiền cho con đi học; và nhất là được lên tivi, lên báo”.
Trong giải đấu vừa qua, những xạ thủ làng Bhoong thi đấu, đài truyền hình Quảng Nam tiếp sóng tường thuật trực tiếp. Các xạ thủ đoạt huy chương vàng. Cả làng ăn mừng, nhảy múa tưng bừng.
Du lịch, GO! - Theo Tienphong
Hạ gục hổ dữ chỉ với 1 mũi tên
< Làng Bhoong trong lễ hội đâm trâu mừng lúa mới.
Làng Bhoong 1 nằm giữa núi rừng Trường Sơn. Mưa mùa đông, con đường từ thị trấn Prao - huyện Đông Giang dẫn vào Bhoong trở nên sình lầy, xe máy phải chào thua bởi bùn ngập sâu gần nửa bánh. Ngôi làng nép mình sau dãy núi cao, rừng xanh nguyên sinh bạt ngàn. Khu rừng từng là nỗi ám ảnh của dân làng Cơ Tu trước đây với nhiều mãnh thú...?
Chuyện về xạ thủ làng Bhoong, già làng Briu Brăm, 81 tuổi - nguyên Chủ tịch huyện Hiên (cũ) là người nắm rõ nhất. "Chiếc Pananh (nỏ) từng hạ con hổ chỉ bằng một mũi tên vẫn còn ở Bhoong. Bríu Cơ Tí'r đã qua đời mấy năm nay, nhưng huyền thoại về già sống mãi", già Brăm nói.
< Chiến lợi phẩm của Bríu Cơ Tí'r vẫn còn lưu giữ tại ngôi nhà của già từng sống.
Ngôi nhà của già làng Bríu Cơ Tí'r nằm gọn gàng sạch sẽ cạnh nhà Gươl của thôn. Già được dân làng kính trọng và nể phục nhờ tuyệt đỉnh bắn cung của mình. Ngôi nhà xưa của già Bríu Cơ Tí'r nay là nơi ở của vợ chồng con trai Bríu Thiện. Trên mái, treo đầy những sọ thú - chiến lợi phẩm đi săn của Bríu Cơ Tí'r từ thời trai trẻ năm nào còn giữ lại.
Dân làng Bhoong nhớ như in chiến tích của Bríu Cơ Tí'r, người đàn ông Cơ tu duy nhất bắn hạ hổ chỉ bằng một mũi tên. "Con hổ Bríu Cơ Tí'r bắn hạ, bản phải cử thanh niên lên đưa về. Dịp ấy, bản Bhoong ăn mừng, múa hát suốt 2 ngày 2 đêm" - già làng Rríu Lài (70 tuổi) cho biết.
Già làng Bríu Prăm kể: "Hôm ấy Cơ Tí'r đi săn sóc, săn heo nên chỉ mang theo một chiếc pananh và bó tên, trong đó có mấy mũi tên tẩm độc Ch'pơơr. Vậy mà gặp hổ, ông ấy không ngần ngại rút tên tẩm độc nhằm tử huyệt mà nhả tên, con hổ chết ngay".
Dạo ấy, nhờ bắn được hổ mà tiếng tăm Cơ Tí'r vang khắp vùng cao Đông Giang, Tây Giang. Dân làng thì ca ngợi hết lời về chiếc nỏ có một không hai của Cơ Tí'r. Bởi ông chính là người trước đó đã đùm cơm lặn lội đi bộ sang tận xã Zuôih, Nam Giang để kiếm cho được cây "toong pananh", loại cây rắn chắc, vỏ cây giống màu da trăn để làm nỏ và học cho được công thức chế tạo nỏ của các già làng ở Nam Giang.
< Xạ thủ Bríu Đô cùng với những huy chương mà ông giành được sau các kỳ thi.
Chiếc nỏ được trả giá bằng một con bò đực nhưng ông nhất định không bán, mà lưu giữ như kỷ vật thiêng liêng và giao lại cho con trai Bríu Thiện. Chiếc nỏ được Bríu Thiện gìn giữ đến hôm nay cùng bó tên của cha mình truyền lại.
Bríu Thiện lấy chiếc nỏ cho chúng tôi xem. Chiếc nỏ được treo ở vị trí trang trọng trong nhà. Nâng niu chiếc nỏ, Bríu Thiện kể: "Chiếc nỏ theo cha tôi những ngày dài đi săn, nó mang không biết bao nhiêu con heo rừng, mãnh thú về cho dân làng cùng ăn. Bí quyết chế tạo, sử dụng pananh, cha tôi truyền lại cho chúng tôi hết.
Nhưng riêng về công thức chế những mũi tên tẩm kịch độc Ch'pơơr thì ông nhất quyết giữ kín, chỉ để lại bó tên 50 mũi tên đã tẩm sẵn kịch độc thôi".
Mũi tên tẩm Ch'pơơr cũng đã nhiều lần giúp ông Thiện mang từ rừng sâu về những con heo, con mang nặng cả tạ từ rừng sâu.
Xạ thủ làng tầm quốc gia
Không chỉ sản sinh ra huyền thoại Bríu Cơ Tí'r cùng chiếc nỏ độc đáo, làng Bhoong 1 còn sản sinh ra những vận động viên bộ môn bắn cung, bắn nỏ của đất Quảng Nam. Họ - những xạ thủ làng đều ít nhất được vài lần đại diện cho tỉnh Quảng Nam tham dự các đại hội thể dục thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc.
Bríu Thiện nói: "Từ trước đến giờ, tôi đi thi cho huyện, cho tỉnh tổng cộng 17 lần rồi. Thi huyện thì chỉ có giấy khen thôi, thi ở tỉnh giành được 5 huy chương vàng, còn huy chương bạc, huy chương đồng cũng có, không nhớ nổi là bao nhiêu cái nữa".
Đã 57 tuổi nhưng Bríu Thiện thỉnh thoảng cùng con trai vác nỏ, đeo tên đi săn con chim, con thú. Các con trai ông Thiện là Bríu Bê (30 tuổi) và Bríu Bút (27 tuổi) cũng thừa hưởng được khả năng của cha, lại được cha tận tình truyền dạy nên cũng là một trong những vận động viên nổi tiếng của huyện Đông Giang và tỉnh Quảng Nam.
Hai anh em Bê và Bút đều sưu tập cho mình 2-3 huy chương vàng trong những lần đại diện cho tỉnh đi thi đấu. Ngoài tài sử dụng nỏ, Bríu Bê là một trong số ít người có khả năng chế tạo nỏ đạt tới độ chính xác cao nhất, và là thanh niên duy nhất biết làm thuần thục chiếc nỏ pananh truyền thống của người Cơ tu.
< Ông Bríu Thiện biểu diễn lại cách phục trang khi đi săn cùng với chiếc Pananh huyền thoại.
Trong Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ VII (khu vực 2) năm 2011 tại thành phố Tam Kỳ, Bríu Đô (57 tuổi) một người con của Bhoong là vận động viên lớn tuổi nhất giải. Bríu Đô và con gái là Bríu Thị Đợi (22 tuổi) đã đưa về cho đoàn Quảng Nam 2 huy chương vàng và một huy chương bạc ở nội dung đứng bắn và quỳ bắn.
"Chiếc nỏ mình đang dùng đã 2 lần được đi thi, mang về tất thảy 8 huy chương vàng và bạc. Nó là chiếc nỏ được nhiều người mượn nhất. Bởi khi dự thi, ai cũng để mắt đến nên vừa thi xong là đoàn khác chạy qua mượn ngay vì nó bắn chính xác nhất", Bríu Đô kể về chiếc nỏ tự tay ông làm ra mang về niềm tự hào cho cả xã Sông Kôn và huyện Đông Giang.
Hỏi xạ thủ Thiện, Đô, Bê… bây giờ dân làng còn vào rừng săn bắn không. Tất thảy lắc đầu: “Không”. Bríu Thiện nói thêm: “Dân làng không đói như xưa. Mà đi săn bây giờ là trái pháp luật, con thú trong rừng ít dần đi. Mình chỉ thích được đem nỏ đi thi đấu, vừa được huy chương, vừa có tiền cho con đi học; và nhất là được lên tivi, lên báo”.
Trong giải đấu vừa qua, những xạ thủ làng Bhoong thi đấu, đài truyền hình Quảng Nam tiếp sóng tường thuật trực tiếp. Các xạ thủ đoạt huy chương vàng. Cả làng ăn mừng, nhảy múa tưng bừng.
Du lịch, GO! - Theo Tienphong
Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012
Bánh tráng nướng trứng Đà Lạt
Đà Lạt không chỉ là mảnh đất du lịch hấp dẫn với nhiều phong cảnh đẹp và nhiều công trình kiến trúc cổ thời Pháp mà nơi đây còn được biết đến là bởi sự phong phú và đa dạng trong ẩm thực. Những năm đầu thế kỷ XX, ở Đà Lạt, người dân nhập cư vào đây khá đông, họ đến từ các vùng miền Bắc, Trung, Nam.
< Hàng bánh tráng nướng trứng ven đường phố Đà Lạt.
Khi vào sống ở vùng đất mới, để gợi nhớ về quê hương của mình, họ đã mang theo nét ẩm thực nơi họ sinh ra và lớn lên. Đến với mảnh đất phủ đầy sương trắng, những đồi thông cao vút tận trời mây, những cơn mưa bất chợt làm nao lòng người khách lạ, trải qua những phút giây đó, có lẽ chỉ ẩm thực mới làm ấm lòng và làm cho con người gần nhau hơn.
Có phải chăng do thời tiết se lạnh quanh năm và phong cảnh thơ mộng đã tạo nên thói quen đi tản bộ và “nhâm nhi” các món ăn của con người nơi đây? Sự đa dạng các món ăn tạo nên cảm giác thích thú cho du khách trong sự lựa chọn của mình. Thời gian trôi qua, với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, từ mảnh đất chưa ai biết tới nay đã trở thành một điểm du lịch lý tưởng. Vì thế, các món ăn vặt cũng thay đổi và trở nên đa dạng hơn rất nhiều.
Ngoài những món ăn như nghêu, sò, ốc, hến, khoai lang nướng, trứng nướng, bắp nướng, mực nướng, soup măng cua, xắp xắp… thì bánh tráng nướng trứng không chỉ là món khoái khẩu đối với chị em phụ nữ mà còn là sức hấp dẫn khó chối từ của cánh mày râu mỗi khi có thời gian ngồi với nhau. Sức hút của món ăn này thật kỳ lạ, không phân biệt tầng lớp xã hội, không có rào cản về lứa tuổi, tất cả mọi người đều cảm thấy ấm lòng khi ăn chiếc bánh nóng hổi, giòn và thơm phức.
Trong thời tiết lạnh, ngồi bên bếp than hồng đỏ rực, cảm nhận mùi thơm của hành phi, mùi cay nồng của ớt, vàng ươm của trứng và không thể thiếu sự chờ đợi khi một chiếc bánh được nướng xong, cảm giác chờ đợi không làm cho chúng ta thấy bực bội mà chỉ càng làm tăng sự tò mò, hồi hộp của bản thân để được thưởng thức món ăn đó.
Nguyên liệu của một chiếc bánh tráng nướng trứng gồm có trứng, có thể là trứng chim cút hay trứng gà, hành lá phi dầu và bánh tráng được làm từ bột gạo. Chuẩn bị thêm một cái vỉ nướng, một đôi đũa.
Cách chế biến khá đơn giản: Đầu tiên, chiếc bánh được đặt lên vỉ nướng trên bếp than hồng, cho nguyên liệu gồm hành phi, trứng lên bánh rồi đánh đều hỗn hợp và dàn đều nguyên liệu trên mặt bánh. Xoay tròn chiếc bánh để bánh chín đều và không bị cháy.
Nướng cho đến khi bánh chín và có màu vàng ươm hấp dẫn, rắc lên bánh một ít ớt bột,ít lạc rang giã nhỏ và tương ớt tùy theo khẩu vị của từng người, cuốn đều bánh hoặc gấp đôi chiếc bánh lại theo yêu cầu của khách. Vậy là một chiếc bánh nướng vàng ươm, giòn và thơm ngon đã ra đời. Dưới thời tiết se lạnh, cầm chiếc bánh tráng nướng nóng hổi vừa thổi vừa ăn thật là thích.
Giờ tan sở, mọi người tất bật đón con, các em học sinh vội vã rời trường sau một ngày chăm chỉ học tập. Chỉ một chút thời gian thư giãn bên gia đình, bạn bè để cùng nhau tâm sự, chia sẻ những công việc trong một ngày đã sắp trôi qua.
Chiếc bánh tráng nướng trứng không biết nói nhưng có chăng nó là sợi dây kết nối tình cảm giữa con người với nhau, giúp họ tạm quên đi những bộn bề trong cuộc sống, chỉ để dành cho nhau những giây phút ngắn ngủi mà quý giá biết bao.
Những ai đã một lần đặt chân đến Đà Lạt, chắc hẳn sẽ luôn cảm thấy nuối tiếc khi rời xa mảnh đất này, lưu luyến không chỉ tình cảm của con người nơi đây trao tặng mà có lẽ đó là dư âm của một món ăn dân dã có từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức và luôn thúc giục họ muốn có cơ hội một lần nữa trở lại mảnh đất cao nguyên này.
Du lịch, GO! - Theo báo Lâm Đồng, internet
< Hàng bánh tráng nướng trứng ven đường phố Đà Lạt.
Khi vào sống ở vùng đất mới, để gợi nhớ về quê hương của mình, họ đã mang theo nét ẩm thực nơi họ sinh ra và lớn lên. Đến với mảnh đất phủ đầy sương trắng, những đồi thông cao vút tận trời mây, những cơn mưa bất chợt làm nao lòng người khách lạ, trải qua những phút giây đó, có lẽ chỉ ẩm thực mới làm ấm lòng và làm cho con người gần nhau hơn.
Có phải chăng do thời tiết se lạnh quanh năm và phong cảnh thơ mộng đã tạo nên thói quen đi tản bộ và “nhâm nhi” các món ăn của con người nơi đây? Sự đa dạng các món ăn tạo nên cảm giác thích thú cho du khách trong sự lựa chọn của mình. Thời gian trôi qua, với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, từ mảnh đất chưa ai biết tới nay đã trở thành một điểm du lịch lý tưởng. Vì thế, các món ăn vặt cũng thay đổi và trở nên đa dạng hơn rất nhiều.
Ngoài những món ăn như nghêu, sò, ốc, hến, khoai lang nướng, trứng nướng, bắp nướng, mực nướng, soup măng cua, xắp xắp… thì bánh tráng nướng trứng không chỉ là món khoái khẩu đối với chị em phụ nữ mà còn là sức hấp dẫn khó chối từ của cánh mày râu mỗi khi có thời gian ngồi với nhau. Sức hút của món ăn này thật kỳ lạ, không phân biệt tầng lớp xã hội, không có rào cản về lứa tuổi, tất cả mọi người đều cảm thấy ấm lòng khi ăn chiếc bánh nóng hổi, giòn và thơm phức.
Trong thời tiết lạnh, ngồi bên bếp than hồng đỏ rực, cảm nhận mùi thơm của hành phi, mùi cay nồng của ớt, vàng ươm của trứng và không thể thiếu sự chờ đợi khi một chiếc bánh được nướng xong, cảm giác chờ đợi không làm cho chúng ta thấy bực bội mà chỉ càng làm tăng sự tò mò, hồi hộp của bản thân để được thưởng thức món ăn đó.
Nguyên liệu của một chiếc bánh tráng nướng trứng gồm có trứng, có thể là trứng chim cút hay trứng gà, hành lá phi dầu và bánh tráng được làm từ bột gạo. Chuẩn bị thêm một cái vỉ nướng, một đôi đũa.
Cách chế biến khá đơn giản: Đầu tiên, chiếc bánh được đặt lên vỉ nướng trên bếp than hồng, cho nguyên liệu gồm hành phi, trứng lên bánh rồi đánh đều hỗn hợp và dàn đều nguyên liệu trên mặt bánh. Xoay tròn chiếc bánh để bánh chín đều và không bị cháy.
Nướng cho đến khi bánh chín và có màu vàng ươm hấp dẫn, rắc lên bánh một ít ớt bột,ít lạc rang giã nhỏ và tương ớt tùy theo khẩu vị của từng người, cuốn đều bánh hoặc gấp đôi chiếc bánh lại theo yêu cầu của khách. Vậy là một chiếc bánh nướng vàng ươm, giòn và thơm ngon đã ra đời. Dưới thời tiết se lạnh, cầm chiếc bánh tráng nướng nóng hổi vừa thổi vừa ăn thật là thích.
Giờ tan sở, mọi người tất bật đón con, các em học sinh vội vã rời trường sau một ngày chăm chỉ học tập. Chỉ một chút thời gian thư giãn bên gia đình, bạn bè để cùng nhau tâm sự, chia sẻ những công việc trong một ngày đã sắp trôi qua.
Chiếc bánh tráng nướng trứng không biết nói nhưng có chăng nó là sợi dây kết nối tình cảm giữa con người với nhau, giúp họ tạm quên đi những bộn bề trong cuộc sống, chỉ để dành cho nhau những giây phút ngắn ngủi mà quý giá biết bao.
Những ai đã một lần đặt chân đến Đà Lạt, chắc hẳn sẽ luôn cảm thấy nuối tiếc khi rời xa mảnh đất này, lưu luyến không chỉ tình cảm của con người nơi đây trao tặng mà có lẽ đó là dư âm của một món ăn dân dã có từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức và luôn thúc giục họ muốn có cơ hội một lần nữa trở lại mảnh đất cao nguyên này.
Du lịch, GO! - Theo báo Lâm Đồng, internet
Triển vọng Hòn Mê
Nằm ở phía Nam tỉnh Thanh Hóa và cách đất liền 11km, quần đảo Hòn Mê (thuộc huyện Tĩnh Gia) nhưng dường như vẫn là một khu vực “bí ẩn”, bởi nơi đây chưa khai thác hoạt động du lịch.
< Một trong những đảo của Hòn Mê.
Từ trạm kiểm soát biên phòng Lạch Bạng ra đảo Mê, chừng 30 hải lý, tàu thuyền trang bị máy móc trung bình phải chạy cỡ 3 tiếng không nghỉ mới tới được bãi trước của đảo hòn Mê.
Đảo được thành lập ngày 26 - 3- 1965 - Trong kháng chiến chống Mỹ đảo là trọng điểm bắn phá của máy bay, tàu chiến Mỹ với 1.031 lần máy bay trút xuống đảo 4.236 quả bom sát thương, 11 quả bom nổ chậm, 3 quả bom hóa học, 15 quả bom bi, 206 quả bom xuyên; sử dụng 402 lần tàu chiến và khu trục bắn 17.455 quả đạn đại bác lên đảo...
< Một nhòm đảo trong quần đảo Hòn Mê.
Tính ra, bình quân 1m 2 trên đảo hứng 15 quả bom - đạn các loại! Tuy nhiên ngày nay đảo hầu như không còn vết tích chiến tranh. Đảo Hòn Mê đã được Nhà nước phong tặng “Đơn vị Anh hùng LLVTND” từ năm 1969 - Ngày nay đảo là “tai mắt” bảo vệ đất liền.
Toàn quần đảo có diện tích khoảng 450ha, trong đó đảo Hòn Mê có diện tích 420ha, diện tích còn lại là hơn 10 đảo nhỏ.
< Hòn Mê Và Vịnh Nghi Sơn.
Khu vực này có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió trong năm là gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam.
Trên đảo hiện vẫn chưa có dân định cư, chỉ có lực lượng quân đội đóng quân. Tuy nhiên, do nằm khá gần đất liền nên hoạt động khai thác hải sản ở đây rất nhộn nhịp, nhất là vào mùa khai thác.
< Câu cá ở Hòn Mê. Nếu thích thì lặn bắt ốc: Hào ở đây to bằng bàn chân, nhum thì nhiều vô kể - cá nhỏ thì cứ thả cần và giật lên...
Ngoài phương diện du lịch thì hòn Mê là nơi lý tưởng cho tàu thuyền neo đậu khi gặp bão gió lớn. Đây cũng là vùng biển sâu, đủ điều kiện trở thành khu cảng quan trọng trong phát triển kinh tế và phục vụ quốc phòng.
Hòn Mê là vùng biển quanh khu vực là nơi quần cư của nhiều loài sinh vật biển.
< Tắm và lặn biển.
Theo kết quả điều tra, khu vực này đã ghi nhận được 440 loài sinh vật biển thuộc 165 giống, bao gồm 133 loài thực vật phù du, 46 loài động vật phù du, 8 loài rong biển, 56 loài san hô, 141 loài động vật đáy và 55 loài cá san hô. Tuy nhiên, các rạn san hô đang bị suy thoái, nhiều nơi chỉ còn lại nhóm san hô dạng khối thuộc giống Porites và có độ che phủ không cao.
< Hải đăng Hòn Mê nằm trên vị trí cao 137m (đảo chính) với tháp hình trụ, công trình hình khối hộp với tầm hiệu lực ánh sáng là 21 hải lý.
Nhiều loài sinh vật biển cần được bảo vệ, trước hết là nhóm san hô tạo rạn, tôm hùm, bào ngư, trai ngọc, hải sâm và một số loài rong biển. Qua khảo sát sơ bộ cho thấy, rừng mưa nhiệt đới trên đảo được bảo tồn khá tốt với độ che phủ cao. Trên đảo có rất nhiều khỉ và một số loài động vật khác như chồn, sóc...
< Nước trong xanh leo lẻo.
Cách đây 10 năm (năm 1999), Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường đã xác định khu bảo tồn biển Hòn Mê bao gồm toàn bộ đảo và phần nước xung quanh cách bờ đảo ít nhất 3km, với tổng diện tích khoảng 5.600ha. Khu bảo tồn biển này sẽ là một trong những mạng lưới các khu bảo tồn biển Việt Nam, trong đó mục đích là để bảo vệ các quần cư và nguồn gien quý hiếm cho vùng biển ven bờ Bắc Trung Bộ.
< Đồn biên phòng trên đảo Hòn Mê.
Hy vọng, trong tương lai không xa, khu vực biển đảo Hòn Mê không chỉ là vùng sinh thái biển giàu đẹp, mà còn trở thành khu tham quan, du dịch, nghỉ dưỡng hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Lưu ý: Hòn Mê là một quần thể gồm khoảng 10 đảo, trong đó đảo chính lớn nhất là Hòn Mê - ngày nay vẫn còn là đảo quân sự nên chỉ có lính biên phòng. Ngoại trừ ngư dân thường ghé vào còn dân phượt chúng ta nếu muốn làm một chuyến phượt phẹo, câu cá hay lặn biển tại đây thì chỉ nên thăm thú những đảo nhỏ và vùng biển xung quanh thôi nhé.
Thuê thuyền ngư dân ở bến cảng Cửa Còn hoặc từ trạm kiểm soát biên phòng Lạch Bạng ra đảo Hòn Mê chừng 30 hải lý. Tàu thuyền trang bị máy móc trung bình phải chạy cỡ 3 tiếng không nghỉ mới tới được đảo.
Du lịch, GO! - Tổng hợp
< Một trong những đảo của Hòn Mê.
Từ trạm kiểm soát biên phòng Lạch Bạng ra đảo Mê, chừng 30 hải lý, tàu thuyền trang bị máy móc trung bình phải chạy cỡ 3 tiếng không nghỉ mới tới được bãi trước của đảo hòn Mê.
Đảo được thành lập ngày 26 - 3- 1965 - Trong kháng chiến chống Mỹ đảo là trọng điểm bắn phá của máy bay, tàu chiến Mỹ với 1.031 lần máy bay trút xuống đảo 4.236 quả bom sát thương, 11 quả bom nổ chậm, 3 quả bom hóa học, 15 quả bom bi, 206 quả bom xuyên; sử dụng 402 lần tàu chiến và khu trục bắn 17.455 quả đạn đại bác lên đảo...
< Một nhòm đảo trong quần đảo Hòn Mê.
Tính ra, bình quân 1m 2 trên đảo hứng 15 quả bom - đạn các loại! Tuy nhiên ngày nay đảo hầu như không còn vết tích chiến tranh. Đảo Hòn Mê đã được Nhà nước phong tặng “Đơn vị Anh hùng LLVTND” từ năm 1969 - Ngày nay đảo là “tai mắt” bảo vệ đất liền.
Toàn quần đảo có diện tích khoảng 450ha, trong đó đảo Hòn Mê có diện tích 420ha, diện tích còn lại là hơn 10 đảo nhỏ.
< Hòn Mê Và Vịnh Nghi Sơn.
Khu vực này có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió trong năm là gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam.
Trên đảo hiện vẫn chưa có dân định cư, chỉ có lực lượng quân đội đóng quân. Tuy nhiên, do nằm khá gần đất liền nên hoạt động khai thác hải sản ở đây rất nhộn nhịp, nhất là vào mùa khai thác.
< Câu cá ở Hòn Mê. Nếu thích thì lặn bắt ốc: Hào ở đây to bằng bàn chân, nhum thì nhiều vô kể - cá nhỏ thì cứ thả cần và giật lên...
Ngoài phương diện du lịch thì hòn Mê là nơi lý tưởng cho tàu thuyền neo đậu khi gặp bão gió lớn. Đây cũng là vùng biển sâu, đủ điều kiện trở thành khu cảng quan trọng trong phát triển kinh tế và phục vụ quốc phòng.
Hòn Mê là vùng biển quanh khu vực là nơi quần cư của nhiều loài sinh vật biển.
< Tắm và lặn biển.
Theo kết quả điều tra, khu vực này đã ghi nhận được 440 loài sinh vật biển thuộc 165 giống, bao gồm 133 loài thực vật phù du, 46 loài động vật phù du, 8 loài rong biển, 56 loài san hô, 141 loài động vật đáy và 55 loài cá san hô. Tuy nhiên, các rạn san hô đang bị suy thoái, nhiều nơi chỉ còn lại nhóm san hô dạng khối thuộc giống Porites và có độ che phủ không cao.
< Hải đăng Hòn Mê nằm trên vị trí cao 137m (đảo chính) với tháp hình trụ, công trình hình khối hộp với tầm hiệu lực ánh sáng là 21 hải lý.
Nhiều loài sinh vật biển cần được bảo vệ, trước hết là nhóm san hô tạo rạn, tôm hùm, bào ngư, trai ngọc, hải sâm và một số loài rong biển. Qua khảo sát sơ bộ cho thấy, rừng mưa nhiệt đới trên đảo được bảo tồn khá tốt với độ che phủ cao. Trên đảo có rất nhiều khỉ và một số loài động vật khác như chồn, sóc...
< Nước trong xanh leo lẻo.
Cách đây 10 năm (năm 1999), Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường đã xác định khu bảo tồn biển Hòn Mê bao gồm toàn bộ đảo và phần nước xung quanh cách bờ đảo ít nhất 3km, với tổng diện tích khoảng 5.600ha. Khu bảo tồn biển này sẽ là một trong những mạng lưới các khu bảo tồn biển Việt Nam, trong đó mục đích là để bảo vệ các quần cư và nguồn gien quý hiếm cho vùng biển ven bờ Bắc Trung Bộ.
< Đồn biên phòng trên đảo Hòn Mê.
Hy vọng, trong tương lai không xa, khu vực biển đảo Hòn Mê không chỉ là vùng sinh thái biển giàu đẹp, mà còn trở thành khu tham quan, du dịch, nghỉ dưỡng hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Lưu ý: Hòn Mê là một quần thể gồm khoảng 10 đảo, trong đó đảo chính lớn nhất là Hòn Mê - ngày nay vẫn còn là đảo quân sự nên chỉ có lính biên phòng. Ngoại trừ ngư dân thường ghé vào còn dân phượt chúng ta nếu muốn làm một chuyến phượt phẹo, câu cá hay lặn biển tại đây thì chỉ nên thăm thú những đảo nhỏ và vùng biển xung quanh thôi nhé.
Thuê thuyền ngư dân ở bến cảng Cửa Còn hoặc từ trạm kiểm soát biên phòng Lạch Bạng ra đảo Hòn Mê chừng 30 hải lý. Tàu thuyền trang bị máy móc trung bình phải chạy cỡ 3 tiếng không nghỉ mới tới được đảo.
Du lịch, GO! - Tổng hợp
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)